Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin dự báo xăng dầu thế giới tuần 26/2018

Dầu thô kết thúc phiên thứ Sáu tuần trước tăng vọt. WTI tăng 5,66% lên mức 69,25 UD/thùng do OPEC cam kết tăng sản lượng ít hơn mức mà thị trường đã lo lắng. OPEC đã ban hành một thông báo hứa hẹn sẽ tăng sản xuất dần dần, củng cố tâm lý bình tĩnh giữa các trader. Bộ trưởng Tài nguyên Dầu mỏ Nigeria cho biết OPEC sẽ tăng thêm 700.000 thùng mỗi ngày. Thỏa thuận này cũng cho phép các đối tác OPEC khác như Nga tăng cường sản xuất, với tổng sản lượng tăng là 1,0 triệu thùng/ngày.

Ủy ban lưu ý rằng các nước thành viên OPEC đã vượt mức yêu cầu tuân thủ cắt giảm giảm 1,2 triệu thùng/ngày trong thỏa thuận ký năm 2016 khoảng 52% vào tháng 5 năm 2018. Bao gồm các đối tác (gọi là OPEC +), mức giảm cam kết là 1,8 triệu thùng/ngày. Các cơ quan tư vấn độc lập như IEA ước tính rằng OPEC+ vượt quá mức sản xuất đã đồng ý khoảng 72%, điều này đã giúp xóa bỏ một lượng cung dầu tha72 trên toàn cầu và đẩy giá dầu lên cao hơn. Nhóm quyết định rằng các thành viên sẽ cố gắng tuân thủ mức sản lượng OPEC được chỉ định và trở về mức tuân thủ 100% bằng cách tăng nguồn cung kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2018.

Người hưởng lợi lớn nhất - Saudi Arabia

Saudi là nước có năng lực sản xuất dự trữ cao nhất trong OPEC và sẽ là quốc gia thành viên lớn nhất sẽ tăng sản lượng dầu trong tháng 7. Bên lề hội nghị OPEC, Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi cho biết, năng lực sản xuất dầu dự phòng 2 triệu thùng/ngày của nước này là là rất cao và rất tốn kém. Ông cũng lưu ý rằng chỉ riêng Saudi sẽ hoàn thành một phần ba tỷ lệ tăng nguồn cung của OPEC bắt đầu vào tháng tới.

Công suất dự trữ trong tháng 5 (triệu thùng/ngày)

Nguồn IEA

Nga hoàn toàn hài lòng

Các đối tác của OPEC như Nga có thể rất hài lòng với kết quả của cuộc họp. Một cuộc họp riêng giữa OPEC và các đối tác của mình để chính thức đồng ý về việc tăng sản lượng sẽ sớm diễn ra. Tuy nhiên, thỏa thuận đã đạt được ở Vienna hôm thứ Sáu, tạo ra nhiều khả năng để Nga hoàn toàn đảo ngược ngưỡng giảm 300.000 thùng/ngày đã thỏa thuận trong năm 2016. Nga là một trong những người ủng hộ lớn nhất về sản lượng tăng khi giá dầu tăng trong năm 2018. Các nhà phân tích Phố Wall cho rằng nước này sẽ cần khoảng sáu tháng để khôi phục lại hoàn toàn sản lượng dầu này.

Rất bất thường khi nhìn thấy giá dầu tăng mạnh trong khi OPEC đồng ý tăng nguồn cung dầu toàn cầu. Các đà tăng giá như vậy thường chỉ hợp lý khi có sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu, vốn không phải là quan điểm của các nhà dự báo hàng đầu như EIA hay IEA. Việc tăng giá là tin mừng cho các nhà sản xuất dầu.

Vẫn còn nhiều yếu tố đang duy trì, chẳng hạn như sự sụp đổ trong thương mại toàn cầu, điều đó có thể làm đảo lộn thị trường dầu và chấm dứt cuộc đà tăng giá hiện tại. Tuy nhiên, hiện tại, các chuyên gia thị trường dường như nhẹ nhõm khi cho rằng chỉ có vừa đủ dầu sẽ đi vào thị trường trong nửa cuối năm để bù đắp sản lượng giảm từ những nơi như Venezuela và vẫn đáp ứng nhu cầu mùa hè ở mức của Mỹ.

Dự báo

Thị trường sẽ biến động mạnh trong tuần này khi các nhà đầu tư tiếp tục nghiên cứu quyết định của OPEC hôm thứ Sáu. Chúng tôi cho rằng hướng di chuyển chủ yếu sẽ do short-covering tác động có nghĩa là chúng ta có thể thấy sự kéo lùi giá về khu vực hỗ trợ bởi vì nhiều nhà đầu tư không muốn đuổi theo thị trường cao hơn, đặc biệt là khi họ có thể mua dầu thô thấp hơn khoảng 5% so với đầu  tuần.

Sự không chắc chắn về quy mô gia tăng sản xuất cũng có thể tiếp tục thúc đẩy một phản ứng biến động. Các nhà giao dịch đang tìm kiếm mức tăng 1 triệu thùng vào thời điểm này trong tuần, hiện tại con số này có thể trong khoàng 600.000 – 800.000 thùng một ngày. Hơn nữa, OPEC không được kỳ vọng sẽ thực sự đưa ra một mục tiêu khó khăn, nhưng nhiều nhà giao dịch kỳ vọng con số thực sự vẫn thấp hơn nhiều mức 1,8 triệu thùng đã được loại bỏ khỏi thị trường.

Những lo ngại về nhu cầu tăng và sự thiếu hụt có thể xảy ra vào cuối năm lại có thể củng cố giá. Bộ trưởng Năng lượng Saudi, Khalid al-Falih, cho biết hôm thứ Sáu, thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung 1,8 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm 2018 và trách nhiệm của OPEC là giảm bớt lo ngại của người tiêu dùng. Về cơ bản câu nói này ngụ ý rằng OPEC sẽ cố gắng hết sức để giữ cho thế giới được nguồn cung dầu để ngăn chặn sự tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Các nhà giao dịch cũng lo ngại rằng tranh chấp leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang Bắc Kinh. Điều này có thể khiến cho thị trường nội địa Mỹ dồi dào cung và làm giảm giá; đồng thời các thị trường bên ngoài châu Mỹ sẽ có nguy cơ hụt cung và giá tăng lên trong trường hợp bất ngờ gián đoạn đáng kể.

ĐỌC THÊM