Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin dự báo xăng dầu thế giới tuần 29/2020

 

OPEC + vào thứ Tư tuần trước đã đồng ý giảm quy mô cắt giảm sản xuất dầu từ tháng 8 khi nền kinh tế toàn cầu dần hồi phục sau đại dịch coronavirus.

WTI và Brent đã chốt giảm nhẹ trong tuần trước khi các thương nhân tìm hiểu một số yếu tố.

Dữ liệu hàng tồn kho tích cực của ngành công nghiệp tư nhân và chính phủ đã giúp củng cố thị trường, trong khi khả năng nguồn cung tăng sau khi OPEC+ tuyên bố sẽ bắt đầu nới lỏng mức cắt giảm sản lượng bắt đầu từ tháng 8. Trong khi đó, các thương nhân cũng đang theo dõi sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 có thể dẫn đến một khả năng nhu cầubị ảnh hưởng.

Tuần trước, giá dầu thô WTI giao tháng 9 ở mức 40,75 USD, giảm 0,01 USD hoặc -0,02% và dầu thô Brent tháng 9 ở mức 43,14 USD, giảm 0,10 USD hoặc -0,23%.

API đã báo cáo vào cuối ngày thứ Ba về một mức giảm lớn hàng tồn kho dầu thô là 8,322 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 10 tháng 7. Các nhà phân tích đã dự kiến một mức giảm là 2,275 triệu thùng.

API cũng báo cáo mức giảm 3,611 triệu thùng xăng trong tuần kết thúc vào ngày 10 tháng 7. Các nhà phân tích dự báo mức giảm 900.000 thùng trong tuần.

Tồn kho chưng cất đã tăng 3,03 triệu thùng trong tuần, trong khi tồn kho của Cushing chứng kiến mức tăng 548.000 thùng.

Còn dữ liệu của EIA thì cho thấy các kho dự trữ dầu thô và sản phẩm tinh chế của Mỹ đã giảm mạnh trong tuần trước một phầnlà nhờ sự sụt giảm đáng kể của nhập khẩu dầu thô.

Tồn kho dầu thô giảm 7,5 triệu thùng trong tuần 10/7 xuống còn 531,7 triệu thùng, trong khi các nhà phân tích trong cuộc thăm dò ý kiến của Reuters là giảm 2,1 triệu thùng. Sự suy giảm được thúc đẩy bởi nhập khẩu giảm mạnh, giảm 2 triệu thùng mỗi ngày, EIA cho biết.

Nhập khẩu dầu của Mỹ từ Mexico đã trở lại mức thông thường hơn ở mức 490.000 thùng/ngày trong tuần gần đây nhất, sau khi tăng đột biến lên mức cao nhất trong tám năm trong giai đoạn trước đó.

Nhu cầu xăng, trong khi đó, đã giảm xuống khi nhiều tiểu bang Mỹ đã xem xét phong tỏa trở lại vì các ca nhiễm coronavirus và tử vong đang gia tăng trở lại. Nhìn chung, xăng được cung cấp trong bốn tuần qua, một chỉ số đại diện cho nhu cầu, thấp hơn 9% so với cùng kỳ một năm trước.

Các kho dự trữ chưng cất, bao gồm dầu diesel và dầu nóng, đã giảm 453.000 thùng. Tuy nhiên, hàng tồn kho chưng cất Gulf Coast đã tăng lên 58,6 triệu thùng, cao nhất trong lịch sử.

OPEC và các đồng minh vào thứ Tư đã nhất trí nới lỏng quy mô cắt giảm sản xuất dầu từ tháng 8 khi nền kinh tế toàn cầu dần hồi phục sau đại dịch coronavirus.

OPEC+ đã giảm sản lượng 9,7 triệu thùng mỗi ngày kể từ tháng 5 xuống , tương đương 10% nguồn cung toàn cầu, nhưng từ tháng 8, các đợt cắt giảm sẽ chính thức còn 7,7 triệu thùng/ngày cho đến tháng 12.

Bất chấp thỏa thuận chính thức của OPEC+, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Abdulaziz bin Salman cho biết việc cắt giảm sản lượng trong tháng 8 và tháng 9 sẽ kết thúc với con số khoảng 8,1-8,3 triệu thùng một ngày, nhiều hơn con số ở trên. Điều đó bởi vì các quốc gia nào trong nhóm đã sản xuất quá mức vào đầu năm nay sẽ bù đắp bằng cách cắt giảm thêm vào tháng 8-9, Bộ trưởng nói.

Dự báo

Động thái của OPEC+ là rất rủi ro vì sự gia tăng các ca nhiễm coronavirus ở Mỹ và trên toàn thế giới có thể dẫn đến đợt phá hủy nhu cầu thứ hai nếu không thể ngăn chặn được sự bùng phát. Tuy nhiên, một số nhà giao dịch đang hạ thấp mối đe dọa, trích dẫn việc thắt chặt hàng tồn kho toàn cầu và sự gia tăng trong nền kinh tế là lý do để duy trì sự lạc quan.

Động thái lớn tiếp theo trong dầu thô sẽ được xác định bằng việc chúng ta có thấy nhiều sự sụt giảm hơn trong những tuần tới hay không. Nếu các báo cáo API và EIA tiếp tục cho thấy việc thắt chặt nguồn cung thì điều này có thể đủ để bù đắp cho khả năng giảm giá của việc cắt giảm sản lượng.

“The gasoline demand number is very weak, and with the coronavirus situation worsening, it’s only going to get worse. That’s going to be a weight on the market,” said John Kilduff, partner at Again Capital in New York.

Tuy nhiên, việc thắt chặt nguồn cung sẽ được quyết định phần lớn bởi liệu nền kinh tế có tiếp tục phục hồi hay không. Mối quan tâm chính sẽ là nhu cầu xăng . Nếu người tiêu dùng quyết định một cách tự nguyện hoặc buộc phải đóng cửa thì điều này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu.

“Con số nhu cầu xăng rất yếu, và với tình hình coronavirus ngày càng tồi tệ, nó chỉ trở nên tồi tệ hơn. Điều đó sẽ gây sức ép lên thị trường,” ông John Kilduff của Again Capital ở New York cho biết.

ĐỌC THÊM