Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin dự báo xăng dầu thế giới tuần 33/2020

Chốt phiên 14/8, giá dầu Brent tương lai giảm còn 44,8 USD/thùng, giá dầu WTI tương lai giảm còn 42,01 USD/thùng. Tuy nhiên, chốt tuần trước, giá dầu Brent và WTI vẫn tăng lần lượt 0,9% và 1,9%.

Đây là tuần tăng giá thứ hai liên tiếp của dầu, chủ yếu nhờ tồn kho tại Mỹ giảm vượt dự báo, bất chấp Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hạ triển vọng lực cầu năng lượng. IEA nhận định lực cầu dầu sẽ giảm 8,1 triệu thùng/ngày trong năm nay.

Phạm vi giao dịch cực kỳ hẹp cho thấy sự thiếu thuyết phục về xu hướng tăng bất chấp sự phục hồi. Hơn nữa, thị trường giao dịch trong phạm vi của tuần trước đó, hầu như không phải là dấu hiệu tăng giá. Thông thường, giá dịch chuyển bên trong phạm vi cho thấy sự thiếu quyết đoán của nhà đầu tư.

Hầu hết các ngày trong tuần, thị trường giao dịch trong biên độ với khối lượng thấp.

Với việc tiêu thụ dầu tiếp tục gặp khó khăn sau đại dịch, thật khó để xây dựng một kịch bản cho sự đột phá tăng giá. Ngay cả những tin tức lạc quan về sự sụt giảm sản lượng của Mỹ cũng không đủ để vượt qua mức cao nhất của tuần trước đó là 43,68 đô la (WTI) và 46,87 đô la (Brent).

Thị trường về cơ bản đi ngang vào đầu tuần nhưng đã tăng lên mức cao trong tuần vào thứ Tư sau dữ liệu từ chính phủ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thị trường đã giảm xuống vào thứ Sáu, để mất mức tăng trong tuần. Giá có thể bị giới hạn do hoài nghi về sự phục hồi nhu cầu do đại dịch COVID-19 và nguồn cung tăng.

Mặc dù hợp đồng tương lai đang dao động gần mức cao nhất trong phạm vi giao dịch trong hai tháng và cao hơn một chút so với mức 50% trong dài hạn, nhưng các trader giá lên đang gặp khó khăn trong việc kéo dài đợt phục hồi do lo ngại về nhu cầu.

Về cơ bản, dầu thô được thúc đẩy trong tuần này nhờ dữ liệu của chính phủ Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô, xăng và sản phẩm chưng cất đều giảm vào tuần trước, nhưng mức tăng bị hạn chế do nguồn cung dầu toàn cầu đang tăng do OPEC và các đồng minh tăng sản lượng trong tháng này.

Thị trường năng lượng đang đối mặt sức ép từ việc OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, bắt đầu giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày từ tháng 5 để hỗ trợ thị trường. Chính sách này được nới lỏng, xuống còn giảm sản lượng 7,7 triệu thùng/ngày từ tháng 8 khi lực cầu có dấu hiệu phục hồi. Một ủy ban của OPEC+ sẽ họp vào ngày 19/8 để đánh giá thị trường.

Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần tiếp tục giảm số giàn khoan dầu và khí hoạt động, tuần giảm thứ 5 liên tiếp, xuống thấp kỷ lục, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes.

Dự báo

Mặc dù Mỹ cắt giảm sản lượng, việc OPEC + đang dần tăng sản lượng, điều này đang giúp tăng nguồn cung toàn cầu, vì vậy tin tức giảm sản lượng của EIA không phải là khả quan như suy nghĩ ban đầu. Hơn nữa, sự không chắc chắn liên tục xung quanh nhu cầu do đại dịch COVID-19 gây ra và khả năng sản lượng toàn cầu cao hơn có thể khiến giá cả giảm.

Việc Quốc hội Mỹ không thể đạt được thỏa thuận về các biện pháp kích thích bổ sung có thể ảnh hưởng đến giá cả trong tuần này vì tin tức có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ dự kiến sẽ không xem xét lại vấn đề này cho đến sau ngày 7 tháng 9 khi họ trở lại sau kỳ nghỉ. Một cuộc họp khẩn cấp có thể được thực hiện nhưng vcho đến na nó không được thảo luận đến.

Dữ liệu kinh tế tuần trước hỗ trợ cho dầu thô, nhưng các con số từ tháng 7 phản ánh một nền kinh tế đang được hỗ trợ bởi viện trợ của chính phủ. Nền kinh tế càng kéo dài mà không có thêm các biện pháp kích thích, các con số có thể tồi tệ hơn trong tháng 8. Mối lo ngại này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu và giá cả trong tuần này.

Hãy nhớ rằng mùa lái xe cao điểm hè của Mỹ sắp kết thúc. Điều này càng gây sức ép mạnh vào nguồn cung xăng của Mỹ.

ĐỌC THÊM