Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin dự báo xăng dầu thế giới tuần 44/2021

Giá dầu thô tăng trong phiên thứ Hai do cung không đáp ứng đủ nhu cầu sau khi OPEC+ từ chối tăng thêm sản lượng tại cuộc họp vào tuần trước. Tuy nhiên, chính quyền tổng thống Biden vẫn là một “cái gai” đối với các nhà đầu cơ dầu giá lên khi vẫn đang tìm cách thực hiện các biện pháp nhằm hạ nhiệt giá.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 08/11, hợp đồng WTI giao tháng 12 tăng 66 cent, tương đương 0,8%, ở mức 81,93 usd/thùng.

Dầu thô Brent giao dịch tại London cũng tăng 69 cent, tương đương 0,8%, ở mức 83,43 USD.

Các nhà phân tích tại ngân hàng ANZ giải thích rằng, tổng thống Biden muốn có thêm nguồn cung, với việc chính quyền xem xét các công cụ khác như khai thác kho dự trữ chiến lược. Bộ trưởng Năng lượng, Jennifer Granholm, cảnh báo điều này có thể làm giảm giá dầu thô 5%. Ý tưởng này đến sau quyết định của OPEC tiếp tục duy trì mức tăng sản lượng 400 ngàn thùng/ngày theo như kế hoạch, mặc dù các nước tiêu thụ dầu cho rằng tốc độ bổ sung nguồn cung hiện tại là quá chậm để duy trì sự phục hồi sau COVID.

Trong khi đó, quyết định tăng giá bán chính thức của Ả Rập Xê Út cũng cho thấy một thị trường thắt chặt, nhưng cũng thể hiện rõ nhóm các nhà sản xuất đang phớt lờ lời kêu gọi tăng thêm dầu của Tổng thống Biden.

''Thông điệp của OPEC gởi tới các quốc gia tiêu thụ dầu vô cùng rõ ràng - không chỉ giúp nhóm các nhà sản xuất giảm bớt lo ngại về tốc độ tăng sản lượng nhanh hơn, mà còn làm rõ rằng các quốc gia thành viên sẽ không bù đắp cho những nước sản xuất thấp hơn hạn ngạch của họ”.

Các nhà phân tích cho rằng: “Trên thực tế, quyết định của nhóm OPEC + có thể thừa nhận thực tế là sản lượng của Mỹ vẫn bị hạn chế, mặc dù giá cao hơn đáng kể, điều này cho phép nhóm hưởng mức giá cao hơn mà không sợ bị mất nhiều thị phần. Điều này cho thấy tốc độ tăng sản lượng rất thận trọng sẽ giữ cho thị trường năng lượng trên quỹ đạo thắt chặt trong thời gian tới. ''

Ngày 06/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hoan nghênh việc Quốc hội thông qua dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.000 tỷ USD bị trì hoãn lâu nay. Dự luật này có thể thúc đẩy tăng trưởng và nhu cầu về nhiên liệu.

Nhu cầu về nhiên liệu máy bay có thể sẽ tăng cao khi nhiều chính phủ nới lỏng việc đi lại bằng đường hàng không.

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 10/2021 chậm lại, nhưng vẫn vượt dự báo nhờ nhu cầu toàn cầu gia tăng trước kỳ nghỉ Đông và chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 được cải thiện.

Avtar Sandu, Giám đốc hàng hóa cấp cao của Phillip Futures ở Singapore, cho biết tăng trưởng GDP toàn cầu nói chung được dự báo sẽ hỗ trợ nhu cầu năng lượng và giá dầu có thể tăng cao hơn nếu các yếu tố cơ bản thắt chặt.

 

Dự báo

Giá dầu thô vẫn được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản và kỹ thuật.

Các nhà đầu cơ giá lên đã đặt niềm tin và sự tin tưởng vào tổ chức OPEC+ đang từ từ đưa thị trường dầu trở lại trạng thái cân bằng. Với quyết định giữ nguyên mức tăng sản lượng của OPEC+ sẽ tiếp tục hỗ trợ đà tăng ổn định của dầu.

Sau đợt thoái lui gần đây, giá dầu thô hôm thứ Hai đã cố gắng di chuyển ra khỏi đường EMA50, củng cố kỳ vọng tiếp tục xu hướng tăng, mà mục tiêu tiếp theo là bứt phá 83 để xác nhận việc tiếp tục tăng lên 85.

Tuy nhiên, có hai lực cản tiềm ẩn. Đầu tiên là một thỏa thuận mới giữa Iran và các cường quốc phương Tây có thể mang lại nhiều nguồn cung hơn cho thị trường. Thứ hai là thông tin rằng sản lượng dầu của Ả Rập Xê Út sẽ sớm vượt 10 triệu thùng/ngày lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Do đó, đà phục hồi sẽ tiếp tục gặp trở ngại trên đường hướng tới mốc 85 USD.

Giá cần phải duy trì trên 80,65 để giữ cho kịch bản xu hướng tăng có hiệu lực trong giai đoạn sắp tới, nếu không sẽ tác động lên giá để điều chỉnh giảm một lần nữa. Và mức hỗ trợ tâm lý vẫn ở phạm vi 79- 80.Các nhà đầu cơ giá lên đã đặt niềm tin và sự tin tưởng vào tổ chức OPEC+ đang từ từ đưa thị trường dầu trở lại trạng thái cân bằng.

ĐỌC THÊM