Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Báo cáo phân tích thị trường ngày 03/06/2022

Giá dầu dao động trong biên độ hẹp vào sáng thứ Sáu khi thị trường phớt lờ quyết định tăng sản lượng của OPEC+ và đặt câu hỏi liệu mức sản lượng gia tăng có thể bù đắp cho nguồn cung bị mất từ ​​Nga và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc trong bối cảnh các hạn chế COVID được nới lỏng hay không.

Giá dầu thô WTI giao tháng 7 giảm 29 cent xuống 116,58 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 8 giảm 15 cent ở mức 117,46 USD/thùng.

Tại cuộc họp hôm thứ Năm, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) đã quyết định tăng sản lượng thêm 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8, thay vì 432.000 thùng/ngày như đã thỏa thuận trước đó, tuy nhiên, mức tăng này được cho là khó có thể đủ để bù cho một thị trường đang khan hiếm nguồn cung như hiện nay.

Các nhà phân tích cho rằng mức tăng được phân chia theo tỷ lệ giữa các nước thành viên, nhưng với việc Nga vẫn nằm trong hiệp ước và các thành viên như Angola và Nigeria không đạt được mục tiêu sản xuất, thì mức tăng nguồn cung có thể sẽ ít hơn khối lượng đã công bố.

Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết: “Việc Nga bị bỏ lại trong nhóm cho thấy sản xuất từ ​​liên minh sẽ tiếp tục gặp khó khăn để đáp ứng ngay cả với mức tăng hạn ngạch khiêm tốn này”.

Các nhà phân tích của ANZ cho biết sản lượng của Nga đã giảm 1 triệu thùng/ngày kể từ khi xâm lược Ukraine, và có khả năng sẽ giảm hơn nữa khi lệnh cấm của Liên minh châu Âu đối với dầu Nga có hiệu lực.

"Nói cách khác, các nhà giao dịch cho rằng mức tăng sản lượng là quá nhỏ so với rủi ro nguồn cung ngày càng thấp do lệnh cấm vận của EU trong bối cảnh nhu cầu dự kiến ​​tăng từ Trung Quốc", Stephen Innes, Đối tác quản lý SPI Asset Management nhận xét.

Với số ca nhiễm COVID-19 giảm hàng ngày, trung tâm tài chính Thượng Hải và thủ đô Bắc Kinh đã nới lỏng các hạn chế liên quan COVID-19 trong tuần này. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ có gói hỗ trợ kích thích nền kinh tế, dự kiến ​​sẽ nhắm vào các lĩnh vực sử dụng nhiều nhiên liệu như cơ sở hạ tầng và xây dựng bất động sản.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo về những rủi ro giảm đối với nhu cầu và giá dầu, khi Bắc Kinh không thay đổi lập trường về các quy định phòng chống COVID-19.

Các nhà phân tích từ Ngân hàng Quốc gia Úc cho biết: "Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau khi phong tỏa là tích cực cho nhu cầu nhưng nước này vẫn duy trì chính sách Zero-Covid nên có thể nhanh chóng làm xóa mờ tác động tích cực này”.

Mặc dù giá dầu Brent đang hướng tới tuần giảm, nhưng WTI vẫn đang hướng tới tuần tăng thứ sáu do nguồn cung của Mỹ được cho là rất eo hẹp, dẫn đến cuộc thảo luận về việc hạn chế xuất khẩu nhiên liệu hoặc đánh thuế lợi tức đối với các nhà sản xuất dầu và khí đốt.

Dữ liệu của chính phủ hôm thứ Năm cho thấy kho dự trữ dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến ​​trong tuần tính đến ngày 27/5 và dự trữ xăng giảm.

Kỹ thuật

Giá dầu thô tăng trở lại mạnh mẽ để phá vỡ 113,70 và ổn định trên mức này, để kích hoạt lại kịch bản xu hướng tăng một lần nữa, trên đường đạt được mục tiêu tích cực 119,35.

Sự tiêu cực hiện tại của Stochastic có thể tác động lên giá để tạo ra một số xu hướng giảm tạm thời, trước khi khôi phục đà tăng dự kiến, sẽ vẫn có giá trị trừ khi phá vỡ 113,70 và giữ dưới mức đó một lần nữa.

Phạm vi giao dịch dự kiến ​​cho ngày hôm nay là giữa hỗ trợ 113 và kháng cự 119.

Xu hướng dự kiến ​​cho ngày hôm nay: Tăng giá