Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Báo cáo phân tích thị trường ngày 18/11/2021

 

Dầu đã tiếp tục xu hướng giảm vào sáng thứ Năm trong phiên châu Á. Dầu WTI chịu áp lực sau khi Mỹ được cho là đã yêu cầu các nước tiêu thụ dầu lớn, như Trung Quốc và Nhật Bản, xem xét việc phối hợp giải phóng kho dự trữ dầu nhằm hạ nhiệt giá cao ngất ngưởng.

Giá dầu Brent tương lai giảm 0,47% xuống 79,90 USD/thùng, sau khi giảm 2,6% xuống mức đóng cửa thấp nhất kể từ đầu tháng 10 năm 2021 vào hôm thứ Tư. Giá WTI giao tháng 12 giảm 0,98% xuống 77,59 USD/thùng, sau khi giảm 3% trong phiên hôm qua. Hợp đồng này sẽ đáo hạn vào ngày mai.

Động thái của Hoa Kỳ diễn ra trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao góp phần đẩy lạm phát lên mức kỷ lục trong tháng 10, khi sự phục hồi kinh tế toàn cầu từ COVID-19 tiếp tục.

Các nhà phân tích của Citigroup cho biết: “Nếu chính quyền Hoa Kỳ quyết định xả kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR), điều đó có thể gửi một tín hiệu chính trị mạnh mẽ. "Nhưng các nhà máy lọc dầu trong nước không có khả năng thu được thêm lợi nhuận, vì sản lượng dầu nhẹ dường như đã đạt mức tối đa”. Các nhà sản xuất tại Mỹ cũng đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ các nhà đầu tư vì vay nợ để mua các thiết bị khoan mới, dẫn đến việc buộc phải chi tiêu quá mức vào hoạt động khoan.

Hoa Kỳ và các đồng minh đã cùng phối hợp để xả kho dự trữ dầu mỏ chiến lược trước đây, chẳng hạn như vào năm 2011 trong cuộc chiến ở Libya.

Nhưng đề xuất hiện tại thể hiện một thách thức chưa từng có đối với OPEC, tổ chức đã có tầm ảnh hưởng đến giá dầu trong hơn 5 thập kỷ, vì nó liên quan đến Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Cơ quan quản lý kho dự trữ nhà nước Trung Quốc cho biết họ đang tiến hành giải phóng lượng dầu thô dự trữ mặc dù từ chối bình luận về yêu cầu của Mỹ.

Một quan chức Bộ Công nghiệp Nhật Bản cho biết Hoa Kỳ đã yêu cầu Tokyo hợp tác trong việc đối phó với giá dầu cao hơn, nhưng ông không thể xác nhận liệu yêu cầu này có bao gồm việc phối hợp giải phóng kho dự trữ hay không. Theo luật, Nhật Bản không thể sử dụng kho dự trữ để hạ giá dầu, quan chức này cho biết.

Một quan chức Hàn Quốc xác nhận Hoa Kỳ đã yêu cầu Seoul giải phóng một số dầu dự trữ.

Ông này cho biết: "Chúng tôi đang xem xét kỹ lưỡng yêu cầu của Mỹ, tuy nhiên, chúng tôi không giải phóng dầu trong kho dự trữ chỉ vì giá tăng. Chúng tôi có thể giải phóng dự trữ dầu trong trường hợp mất cân bằng nguồn cung, nhưng không phải để ứng phó với giá dầu tăng".

Dầu đã leo lên mức cao nhất trong bảy năm vào tháng 10, nhờ nhu cầu nhiên liệu phục hồi khi các lệnh phong tỏa ngăn ngừa COVID-19 được dỡ bỏ và tổ chức OPEC+ tăng nguồn cung chậm.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế và OPEC gần đây đã đưa ra dự báo nguồn cung sẽ nhiều hơn trong vài tháng tới. OPEC+ hiện đang tuân thủ thỏa thuận tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày vào mỗi tháng.

Trong khi đó, dữ liệu hôm thứ Tư từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ cho thấy dự trữ dầu thô giảm 2,1 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 12 tháng 11, ngược với dự báo tăng 1,39 triệu thùng.

Tồn kho xăng giảm 700.000 thùng và các sản phẩm chưng cất giảm 800.000 thùng.

Kỹ thuật

Giá dầu thô hôm qua đã giảm mạnh phá vỡ mức 79,85 và mở đường điều chỉnh giảm giá mạnh hơn, chờ chạm ngưỡng 76,40.

Mặt khác, giá đã hoàn tất việc hình thành mô hình đỉnh đôi có mục tiêu tiêu cực chọc thủng mức đã đề cập để xuống 73,60, do đó xu hướng giảm sẽ tiếp tục trong giai đoạn sắp tới, trừ khi giá phục hồi để phá vỡ 79,85 và giữ trên mức này.

Phạm vi giao dịch dự kiến cho ngày hôm nay là giữa hỗ trợ 76 và kháng cự 79.

Xu hướng dự kiến cho ngày hôm nay: Giảm giá