Trong tất cả những ồn ào về chiến tranh thương mại, chúng ta dễ dàng bỏ qua mức độ xấu đi của các điều kiện thương mại toàn cầu trong vài tháng qua. Nếu một năm trước, ai đó nói với các nhà đầu tư và doanh nghiệp rằng kịch bản tốt nhất là mức thuế quan trung bình của Hoa Kỳ sẽ tăng gấp bốn lần (từ 2,5 phần trăm lên hơn 10 phần trăm), họ sẽ bị coi là "kẻ bi quan". Việc nói thêm rằng thị trường sẽ vui mừng trước tin tức này có lẽ sẽ khiến mọi người thêm hoài nghi.
Nhưng chúng ta đang trong tình huốn như vậy, giữa một trò chơi kinh điển của những yêu cầu tối đa và sau đó là sự hạ nhiệt dần dần. Tất nhiên, việc giảm thuế quan được hoan nghênh hơn, vì chúng làm giảm khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế cấp thời. Chúng ta hy vọng nhiều thỏa thuận thương mại hơn, dù mang tính hình thức, sẽ được thực hiện trong vài tuần tới, giúp xoa dịu thêm sự lo lắng. Nhưng không giống như thị trường chứng khoán vốn đã quen với sự biến động, nền kinh tế toàn cầu và đặc biệt là chuỗi cung ứng toàn cầu, là những cấu trúc tinh tế hơn. Câu hỏi đặt ra là "thiệt hại đã gây ra bao nhiêu?". Liệu mức thuế quan 10 phần trăm có gây ra sự gián đoạn trong nền kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính hay không?
Có vẻ như thiệt hại gây ra cho đến nay là không đáng kể. Thị trường chứng khoán đã quen với sự biến động và chúng có khả năng phục hồi trong môi trường lạm phát cao. Về mặt niềm tin của doanh nghiệp, các chỉ số tâm lý của CEO có thể thấp một cách đột ngột, nhưng điều đó không có ý nghĩa gì nhiều. Cuối cùng, nếu chế độ thuế quan trở lại bình thường, các CEO sẽ tìm ra cách để mọi thứ tiến triển. Tất nhiên, họ sẽ phải xem xét kỹ lưỡng các tổ chức của mình và xác định khả năng phục hồi của mình trong thời kỳ chắc chắn sẽ rất hỗn loạn, nhưng đó là lời cảnh tỉnh hơn là thảm họa.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi thứ đều ổn: mức thuế 10 phần trăm từ nền kinh tế tiêu dùng lớn nhất thế giới sẽ không diễn ra mà không có hậu quả.
Suy thoái toàn cầu?
Trong ngắn hạn và trung hạn, khả năng là Hoa Kỳ và nền kinh tế toàn cầu vẫn sẽ chậm lại đáng kể, mặc dù khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu hiện đã thấp hơn. Lạm phát là một ẩn số, tùy thuộc vào động lực của sự suy thoái. Nếu người tiêu dùng đột ngột cắt giảm chi tiêu gây ra cú sốc cầu, khi đó giá có thể không tăng. Nếu sự chậm lại trong tăng trưởng diễn ra dần dần, chúng ta có thể thấy lạm phát tăng ở Hoa Kỳ. Với áp lực gia tăng từ các đợt cắt giảm thuế có khả năng không được tài trợ, phần cuối của đường cong lợi suất Hoa Kỳ có thể tăng lên, vì các nhà đầu tư đang vật lộn với tác động của sự phục hồi lạm phát và phát hành nợ cao hơn. Có rất ít nguy cơ rằng Đồng đô la sẽ mất vị thế là đồng tiền dự trữ toàn cầu trong vài năm tới, nhưng phần cuối của đường cong lợi suất (nơi các khoản thế chấp của Hoa Kỳ tồn tại) có thể biến mát nếu lạm phát và nợ tăng.
Bức tranh kinh tế cụ thể này có phần giống với những năm 1970, Giống như "Ngày giải phóng" của ông Trump, "Cú sốc" của Richard Nixon khi từ chối bản vị vàng đã làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu đến tận gốc rễ. Nó gây ra lạm phát dai dẳng cùng với tăng trưởng chậm chạp và lo ngại về sự thống trị của Đồng đô la. Nhưng có một điểm khác biệt chính: Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Vào những năm 1970, Fed đã khuất phục trước áp lực từ chính phủ để giữ lãi suất ở mức thấp, tiếp tục thúc đẩy lạm phát. Năm mươi năm sau, bài học này dường như đã được học kỹ, và ngân hàng trung ương Hoa Kỳ vẫn kiên định lập trường của mình, (và cho đến nay vẫn được phép) phạm sai lầm về sự thận trọng.
Còn Vương quốc Anh thì sao? Nền kinh tế Anh là một trong những nền kinh tế nhạy cảm nhất với những thay đổi trong thương mại toàn cầu. Nền kinh tế này có khả năng sẽ tăng trưởng chậm hơn do cuộc chiến thương mại của Hoa Kỳ, trong khi một số áp lực lạm phát có thể vẫn tiếp diễn, do cả sự gián đoạn chuỗi cung ứng và do các quy định nhập cư nghiêm ngặt hơn.
Thuế quan chắc chắn sẽ tạo ra một môi trường kinh tế khó khăn cho tất cả mọi người. Nhưng chúng càng giảm leo thang thì nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tổng quát càng được loại bỏ.
Nguồn tin: xangdau.net/City AM