Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Dự thảo bổ sung, sửa đổi Nghị định 55 CP

Bộ công thương đã có văn bản số 11183/BCT-TTTN về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của nghị định số 55/2007/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Theo đó cơ bản một số điều được đề xuất bổ sung sửa đổi cụ thể như sau:
 
(nên lưu ý cụm từ sửa đổi, bổ sung để hiểu rõ nội dung văn bản dự thảo này)
 
 
Điều 1: Sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 55
 
  1. Tại điều 3 được sửa lại khoản 6 về tên gọi của bộ thương mại thành bộ công thương, cụ thể:
“Các từ ngữ trong nghị định này được sửa lại như sau: Bộ Thương mại và Bộ công nghiệp đổi thành: Bộ công thương; Sở thương mại hoặc sở thương mại và du lịch đổi thành: Sở công thương”
 
  1. khoản 1 điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Sửa đổi từ Doanh nghiệp nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu; được sửa đổi, bổ sung thành Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo qui định của pháp luật, trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu; như vậy được hiểu như sau:
          Là Tất cả mọi thành phần kinh tế được thành lập theo qui định và có đăng ký kinh doanh xăng dầu và đáp ứng các điều kiện theo qui định của NĐ 55 thì được phép tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu thay vì các Doanh nghiệp Nhà nước.
 
  1. Khoản 3 điều 5 được bổ sung, như sau:
“Đối với những tỉnh, thành phố có Cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu hoạt động tại khu vực địa bàn biên giới, cần phải rà soát lại các điểm Cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu hiện có và dự kiến xây dựng mới phải đảm bảo an toàn, không làm ảnh hưởng đến việc quản lý đường biên giới và tránh được việc tiếp tay buôn lậu xăng dầu qua đường biên giới. Như vậy:
     Ngoài việc lập quy hoạch phát triển và kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch, những tỉnh, TP vùng biên giới Cần phải có rà soát …. ???
 
  1. Bổ sung thêm khoản 9 cho điều 9 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
“Trực tiếp ký hợp đồng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc ủy quyền cho các Công ty, chi nhánh kinh doanh xăng dầu thuộc doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng đại lý kinh doanh xăng dầu với các cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu thuộc các thành phần kinh tế hoạt động tại khu vực địa bàn biên giới đáp ứng đủ điều kiện tại điều 15 (cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu)
 
  1. Bổ sung thêm khoản 9 cho điều 17 (Quyền và nghĩa vụ của tổng đại lý, đại lý và cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu) như sau:
“Các cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu hoạt động tại khu vực địa bàn biên giới chỉ tiếp nhận xăng dầu; bán đúng chủng loại và đủ số lượng xăng dầu đã ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu; không mua, bán xăng dầu với thương nhân kinh doanh xăng dầu khác ngoài hợp đồng.
     Mỗi cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu phải được trang bị các dụng cụ, thiết bị đo lường tiêu chuẩn để khách hàng tự kiểm tra số lượng xăng, dầu đã mua tại cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu.
 
  1. Điều 22 được sửa đổi như sau:
  1. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu 30 ngày cung ứng cả về cơ cấu chủng loại, theo hạn mức tối thiểu được xác định hàng năm.
  2. Doanh nghiệp sản xuất, chế biến xăng dầu có hệ thống phân phối trên thị trường trong nước phải đảm bảo mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu bằng 30 ngày cung ứng cả về cơ cấu chủng loại theo kế hoạch tiêu thụ xăng dầu trong nước đã đăng ký với bộ công thương, hàng năm.
  3. Thương nhân qui định tại khoản 1 khoản 2 điều này có trách nhiệm tăng mức dự trữ lưu thông đến hết năm 2010 đạt mức tối thiểu 35 ngày. Sau nă 2010, mỗi năm tăng mức dự trữ lưu thông bình quân 3 ngày cung ứng về cơ cấu chủng loại, theo kế hoạch tiêu thụ xăng dầu trong nước đã đăng ký với Bộ công thương hàng năm.
 
  1. Khoản 1 Điều 26 được sửa đổi, bổ sung lại như sau:
“ các mặt hàng xăng dầu bán theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, do thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu quyết định sau khi nộp các loại thuế, phí xăng dầu theo qui định của pháp luật hiện hành”
 
     Giao Bộ tài chính chủ trì, phối hợp Bộ công thương thiết lập cơ chế phối hợp điều hành thị trường xăng dầu, trong đó qui định cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu tự động điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong phạm vi giá xăng dầu thế giới biến động trong khoản thời gian 20 ngày: tăng (+) hoặc giảm (-) bình quân từ 15% trở lên sơ với mức giá thế giới bình quân trong kỳ đang áp dụng mức giá bán lẻ xăng, dầu hiện tại.
     Trường hợp giá xăng dầu thế giới biến động tăng đột biến ảnh hưởng nhiều đến sản xuất đời sống, Thủ tướng chính phủ sẽ áp dụng các biện pháp kinh tế - hành chính để can thiệp vào thị trường xăng dầu. Bộ tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ công thương, KH&ĐT trình thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các giải pháp cụ thể để bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật.
 
Điều 2: Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.