Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 01/12/2016

Giá dầu tăng vọt 13%, khối lượng giao dịch tăng mạnh kỷ lục, sau khi sau khi OPEC và Nga đi đến thỏa thuận cắt giảm sản lượng để giảm bớt dư cung, nhưng các nhà phân tích khuyến cáo giá có thể lùi lại khi các nước sản xuất khác sẵn sàng lấp đầy khoảng trống sản lượng.
Hôm thứ Tư, OPEC đã đồng ý cắt giảm sản lượng lần đầu tiên kể từ năm 2008 sau khi Saudi Arabia chấp nhận chịu thiệt và giảm bớt yêu cầu mức cắt giảm đối với Iran. Thỏa thuận này cũng bao gồm hành động phối hợp lần đầu tiên của nhóm với nước phi thành viên Nga trong 15 năm.
Giá Brent đã tăng 13% từ mức dưới 50 lên 52,54 USD/thùng vào lúc 13h, trong khi WTI cũng vượt mốc 50 USD/thùng lên 50,11 USD/thùng.
Hợp đồng Brent giao tháng 2/2017 giao dịch ở mức kỷ lục 783.000 lots, trị giá khoảng 39 tỷ USD và dễ dàng vượt qua mức kỷ lục trước đó chỉ hơn 600.000 lots đạt được hồi tháng 9. Con số này hơn 8 lần so với mức tiêu thụ dầu thô toàn cầu hàng ngày thực tế.
Nhưng thị trường cũng còn một số hoài nghi. “Đây là thỏa thuận nhằm hạn chế sản lượng chứ không phải mức xuất khẩu. Con số này nhất quán với mức sản lượng OPEC đã được dự báo cho đến năm 2017, bất kể là đạt được thỏa thuận nào”.
Ngoài ra, bởi vì bất cứ động thái cắt giảm cũng sẽ chỉ bắt đầu có hiệu lực từ năm tới, nên nguồn cung trong thời gian còn lại của năm 2016 vẫn còn dư dả.
“Nguồn cung tháng 12 sẽ tăng trong khi nhu cầu được dự báo giảm. điều này làm cho nền tảng của giá tăng không bền vững nếu như không muốn nói là nguy hiểm”, Marex Spectron- chuyên gia môi giới hàng hóa nói.
Mặc dù giá tăng vọt sau thỏa thuận nhưng vẫn chỉ ở mức tháng 9 và 10- thời điểm khi các kế hoạch cắt giảm được thông báo lần đầu tiên.
Các nhà phân tích cũng cho biết việc cắt giảm của OPEC và Nga sẽ để khoảng trống cho các nước khác, nhất là dầu đá phiến của Mỹ, để lấp vào chỗ trống.
“Chúng tôi không tin giá dầu có thể vẫn duy trì bền vững mức trên 55 USD/thùng, với sản lượng toàn cầu vẫn nhiều và dầu Mỹ đã tăng hơn 3% trong năm nay lên 8,7 triệu thùng/ngày”, khi các công ty khai thác cắt giảm chi phí với một nỗ lực để cạnh tranh trong một môi trường giá thấp hơn.