Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 04/8/2017

Bản tin chiều 4/8/17

Thị trường dầu tiếp tục giảm vào ngày thứ Sáu, bị hạn chế bởi sản lượng tăng từ Mỹ cũng như OPEC.

Dầu thô WTI ở mức 48.95 USD/thùng, giảm 8 cent, tức 0.2%. Dầu Brent giảm 8 cent xuống 51,93 USD/thùng, hay 0,15%.

Các nhà kinh doanh cho biết giá cả đang bị kéo xuống do sản lượng tăng, mặc dù nhu cầu mạnh mẽ đã ngăn cản những đợt sụt giảm lớn hơn.

Ngân hàng National Australia cho biết: "Những diễn biến trong tuần này đã chứng kiến ​​sự bi quan quay trở lại thị trường".

Theo báo cáo của Thomson Reuters Oil Research, xuất khẩu dầu thô của OPEC đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 7, chủ yếu là do xuất khẩu tăng cao từ các thành viên châu Phi của nhóm.

Tại Mỹ, sản lượng dầu đã đạt 9,43 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ tháng 8 năm 2015 và tăng 12% so với mức thấp nhất trong tháng 6 năm ngoái.

Nhu cầu xăng của Mỹ đã tăng lên 9,842 triệu thùng/ngày trong tuần trước, mức cao nhất kể từ khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1991.

Với những tin tức tiêu cực, giá có thể quay trở lại mức 47,33 USD trong khi các nhà đầu tư đánh giá lại tình hình. Với các quỹ phòng hộ đang giữ vị thế dài, giá sẽ không giảm nhanh trừ phi có những tin tức không mong muốn. Tuy nhiên, nếu không có những thông tin lạc quan, các quỹ phòng hộ cũng sẽ không theo đuổi giá lên nữa.

Tối nay sẽ có báo cáo số lượng giàn khoan ở Mỹ. Thị trường cũng đang mong đợi cuộc họp OPEC với các nhà sản xuất khác để đánh giá và tìm cách để nâng cao mức độ tuân thủ thỏa thuận.

Các nguyên tắc cơ bản trái chiều dường như cho thấy chúng ta đang hướng tới một sự biến động mạnh trong thời gian tới. Dự báo giá tuần sau sẽ dao động trong phạm vi 47-50 USD/thùng.

Bản tin sáng 4/8/17

Giá dầu giao sau quay đầu giảm ngày 3/8 do lực cầu giảm trong khi giới đầu tư chờ đợi cuộc họp của OPEC vào tuần sau. Ngoài ra, việc 1 quỹ đầu cơ đóng cửa và nghi ngờ về lệnh trừng phạt của Mỹ với Venezuela cũng đẩy giá dầu giảm.

Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng Chín giảm 56 cent, tương đương 1,1%, xuống 49,03 USD/thùng sau khi chạm mốc cao trong phiên là 49,96 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng Mười giảm 35 cent, tương đương 0,7%, xuống 52,01 USD/thùng.

Mặc dù không có nguyên nhân lớn đẩy giá dầu giảm, một phần do “tay to” Andy Hall đóng cửa quỹ đầu cơ Astenbeck Master Commodities Fund II chuyên về năng lượng sau khi quỹ này lỗ 30% trong năm 2017 do nhận định sai thị trường.

Thị trường đang đón đợi cuộc họp của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vào tuần, được cho là sẽ thảo luận mức độ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm nguồn cung. Cuộc họp sẽ diễn ra ngày 7-8/8 tại Abu Dhabi.

Giới đầu tư có thể đang thất vọng về việc Mỹ chưa áp đặt lệnh trừng phạt đối với Venezuela, vốn có thể có lợi cho giá dầu.

Bất ổn ngày càng sâu sắc tại Venezuela, nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, trở thành tâm điểm của thị trường. Tình hình chính trị bất ổn ở quốc gia Nam Mỹ này sau khi Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro giành quyền điều chỉnh hiến pháp được nhìn nhận có khả năng đẩy giá dầu tăng.

Một số nhà đầu tư có thể thất vọng về việc Mỹ chưa áp đặt lệnh trừng phạt, cấm nhập khẩu dầu từ Venezuela, theo Andy Lipow, Chủ tịch hãng tư vấn về dầu Lipow Oil Associates có trụ sở tại Houston.

Tariq Zahir, Quản lý tại Tyche Capital Advisors, cho biết trong xu thế đi lên, giá dầu rất nhạy cảm với tin tức. Giá dầu Mỹ có thể tăng lên 51 USD/thùng nếu xảy ra gián đoạn nguồn cung hay xuất hiện tin tức nào đó.

Dự báo giá tuần này và tuần sau sẽ dao động trong phạm vi 48-50 USD/thùng.