Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 06/6/2017

Bản tin sáng 6/6/17

Giá dầu tiếp tục rớt trong ngày thứ ba vào sáng ngày 6/6, do lo ngại rằng một sự rạn nứt chính trị giữa Qatar với một số quốc gia Ả Rập sẽ làm phá hỏng nỗ lực thúc đẩy OPEC thắt chặt thị trường. Ngoài ra, sự gia tăng liên tục trong sản lượng của Mỹ cũng kéo giá dầu đi xuống.

Dầu Brent giao dịch ở mức 49,10 USD/thùng, giảm 37 cent, tức 0,8%. Dầu thô WTI giảm 36 cent, tương đương 0.8%, xuống còn 47.04 USD/thùng.

Các cường quốc Ả rập hàng đầu trong đó có Ả-rập Xê-út, Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất đã cắt đứt quan hệ với Qatar hôm thứ Hai,với cáo buộc nước này hậu thuẫn cho các chiến binh Hồi giáo và Iran.

Các biện pháp được thực hiện bao gồm ngăn không cho các tàu đến hoặc đi tới bán đảo nhỏ này để cập cảng tại Fujairah, UAE, vốn được các tàu chở dầu và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Qatar sử dụng để tiếp nhận nhiên liệu vận tải mới.

Các nhà phân tích cho rằng mâu thuẫn hiện tại sâu sắc hơn nhiều so với sự rạn nứt tương tự diễn ra vào năm 2014.

"Các biện pháp của liên minh chống lại Qatar bắt buộc một sự thay đổi hoàn toàn trong chính sách của Qatar hoặc tạo ra một môi trường cho sự thay đổi lãnh đạo tại Doha. Ả-rập Xê-út và các đồng minh sẽ không chấp nhận bất kỳ giải pháp thỏa hiệp nào của Qatar," hãng tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group cho biết trong một thông báo.

Với sản lượng dầu khoảng 620.000 thùng/ngày, sản lượng dầu của Qatar được coi là một trong những nước nhỏ nhất trong số các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nhưng căng thẳng trong nội bộ nhóm có thể làm suy yếu thỏa thuận hạn chế sản xuất để hỗ trợ giá dầu.

Greg McKenna, Giám đốc chiến lược thị trường tại AxiTrader, cho biết việc tẩy chay Qatar có nghĩa là "một khả năng thực sự" cho thấy sự đoàn kết của OPEC xung quanh việc cắt giảm sản xuất có thể bị bẻ gãy.

Mặc dù Qatar chỉ là một nước sản xuất dầu nhỏ, nhưng các quốc gia OPEC khác có thể coi hành động này như là một lý do để ngừng việc hạn chế sản xuất của chính mình, các thương nhân cho biết.

Những lo lắng về triển vọng của OPEC trong việc kiềm chế sản xuất xảy ra trong bối cảnh nguồn cung đang phình lên từ các nơi khác, nhất là Hoa Kỳ.
Sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng hơn 10% kể từ giữa năm 2016 lên 9,34 triệu thùng/ngày, gần với các nhà sản xuất hàng đầu như Nga và Ả-rập Xê-út.

William O'Loughlin, nhà phân tích thuộc Rivkin Securities của Úc, đã viết trong một thông báo tới các khách hàng hôm thứ Ba rằng "sự gia tăng không ngừng trong sản xuất dầu của Mỹ có vẻ như đã làm thị trường lo lắng rằng những cắt giảm OPEC sẽ bị phá huỷ hoàn toàn bởi sự gia tăng sản lượng của Mỹ".

Xangdau.net dự báo giá WTI tuần này sẽ dao động trong phạm vi 47-49.5 USD/thùng.
 

Bản tin tối 5/6/17

Giá dầu hôm thứ Hai quay đầu giảm sau khi tăng vọt trước thông tin Ả-rập Saudi và một số quốc gia thuộc Tiểu Vương quốc Ả-rập cắt đứt mối quan hệ với Qatar khiến các nhà đầu tư quan ngại quá trình thực hiện thỏa thuận cắt giảm sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ả-rập Saudi, các nước thuộc Tiểu Vương quốc Ả-rập, Ấn Độ và Bahrain đóng cửa giao thương với quốc gia xuất khẩu khí gas tự nhiên hàng đầu thế giới Qatar do cho rằng Qatar ủng hộ chủ nghĩa cực đoan, phá vỡ sự ổn định trong khu vực.

Giá dầu WTI giảm 26 cent tương đương 0,6% xuống còn 47,4 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 50 cent, tương đương 1% xuống 49,45 USD/thùng.

Với công suất khai thác 600.000 thùng/ngày, Qatar là một trong những quốc gia có sản lượng khai thác thấp nhất trong tổ chức OPEC. Tuy nhiên, xung đột trong nội bộ OPEC lần này có thể làm yếu đi thỏa thuận cắt giảm.

Một số người nghi ngờ rằng nỗ lực cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày đang có tác động ngược đối với xuất khẩu.

Trong khi giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 4, lượng dầu thô xuất khẩu của OPEC giảm thì đến tháng 5 xuất khẩu dầu thô tăng hơn 1 triệu thùng/ngày lên mức 25,18 triệu thùng/ngày.

Giá dầu Brent giảm gần 9% kể từ khi cuộc họp hôm 25/5 kết thúc và OPEC quyết định kéo dài thỏa thuận cắt giảm thêm 9 tháng.

Sản lượng khai thác dầu thô của Mỹ đã tăng hơn 10% kể từ giữa năm 2016 lên mức 9,34 triệu thùng/ngày, gần bằng so với Ả-rập Saudi và Nga.

Cùng lúc đó, số lượng giàn khoan của nước này tăng liên tục trong 20 tuần lên 733 giàn - mức cao nhất kể từ tháng 4/2015.

Xangdau.net dự báo giá WTI tuần này sẽ dao động trong phạm vi 47-49.5 USD/thùng.