Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 08/02/2022

Bản tin dầu thô chiều 08/02/2022

Giá dầu tiếp tục giảm vào sáng thứ Ba trong phiên châu Á trước thềm cuộc đàm phán giữa Mỹ-Iran mà có thể làm khôi phục thỏa thuận hạt nhân, từ đó dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với việc bán dầu từ Iran.

Theo đó, hợp đồng dầu Brent giao tháng 4 giảm 0,35% xuống 92,37 USD/thùng và dầu WTI giao tháng 3 giảm 0,24% ở mức 91,10 USD/thùng. Cả hai hợp đồng dầu gần đây đều đạt mức cao nhất trong bảy năm, được thúc đẩy bởi nhu cầu nhiên liệu toàn cầu tăng mạnh, căng thẳng đang diễn ra ở Đông Âu và nguồn cung có khả năng bị gián đoạn do điều kiện thời tiết giá rét tại Mỹ.

Các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 tại Vienna sẽ được nối lại vào cuối ngày hôm nay, sau 10 ngày tạm dừng. Mặc dù Hoa Kỳ hiện đã khôi phục một số miễn trừ trừng phạt, nhưng Iran đang yêu cầu dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt và cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ không thực hiện thêm các biện pháp trừng phạt.

“Hợp đồng tương lai dầu thô xuống thấp hơn khi dầu Iran có khả năng quay trở lại thị trường gây sức ép lên tâm lý”, các nhà phân tích của ANZ Research cho biết trong một ghi chú, đồng thời lưu ý rằng các nhà đàm phán đã nhắc tới từ "tiến bộ" trong việc đạt được một thỏa thuận mà "cuối cùng sẽ đưa dầu bị cấm vận trở lại thị trường toàn cầu”.

"Tuy nhiên, nhiều tín hiệu tăng giá tiếp tục xuất hiện đối với dầu", khi Ả Rập Xê Út nâng giá bán dầu và việc đóng cửa bất ngờ của một nhà máy lọc dầu tại Mỹ.

Tuy nhiên, sự sụt giảm của giá dầu có thể chỉ là tạm thời. Nhà phân tích Edward Moya của OANDA cho biết: Mặc dù sự lạc quan về các cuộc đàm phán giữa Mỹ-Iran đã thúc đẩy một số hoạt động chốt lời, nhưng giá có thể chỉ giảm trong thời gian ngắn do thị trường dầu vẫn trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Ông nói thêm: “Với nhu cầu dầu thô được dự báo sẽ cải thiện đều đặn trong suốt thời gian còn lại của năm, thị trường dầu đang hoàn toàn chịu sự thúc đẩy từ cả phía cung và rủi ro địa chính trị”.

Saudi Aramco hôm thứ Bảy thông báo sẽ tăng giá bán đối với tất cả các loại dầu thô tới châu Á vào tháng 3 năm 2022 kể từ tháng 2. Quyết định này đúng như kỳ vọng của thị trường, phản ánh nhu cầu tăng mạnh trong khu vực cũng như tỷ suất lợi nhuận cao hơn đối với gasoil và nhiên liệu máy bay.

Trong khi đó, tại Mỹ, hoạt động sản xuất tại các nhà máy lọc dầu của Texas đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất điện trên toàn thành phố vào ngày thứ Sáu, khi một đợt lạnh quét qua khu vực duyên hải vịnh Mexico. Tuy nhiên, một số trong những nhà máy lọc dầu này đang khôi phục hoặc đã trở lại hoạt động gần như bình thường.

Các nhà đầu tư hiện đang chờ dữ liệu từ Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ, sẽ được công bố vào sáng sớm mai theo giờ VN.

Bản tin dầu thô sáng ngày 08/02/2022

Phải làm gì nếu Iran trở thành một vấn đề lớn đối với đợt tăng giá dầu luôn là tâm điểm của thị trường.

Giờ đây, câu hỏi lại được đặt ra với mức độ cấp bách hơn khi Washington tiếp cận cơ hội cuối cùng để kiềm chế kế hoạch hạt nhân của Tehran với một củ cà rốt sẽ cho phép nhà Mullah đưa dầu xuất khẩu trở lại thị trường một cách hợp pháp.

West Texas Intermediate giao dịch tại New York giảm 99 cent, tương đương 1,1%, ở mức 91,32 USD/thùng vào thứ Hai, sau khi đạt mức cao nhất năm 2014 là 93,17 USD vào thứ Sáu. Trước khi trượt giá, WTI đã tăng bảy tuần liên tiếp với mức tăng 30%.

John Kilduff, đối tác tại quỹ đầu cơ năng lượng Again Capitalở New York cho biết: “WTI có thể giảm xuống từ 85 đến 82 đô la nếu chúng tôi tiếp tục nhận được những tiêu đề tích cực về các cuộc đàm phán Iran.”

Giá dầu Brent giao dịch tại London, chuẩn toàn cầu cho dầu, đã giảm 58 cent, tương đương 0,6%, ở mức 92,69 USD, sau mức cao nhất trong bảy năm ở 93,70 USD vào thứ Sáu. Dầu Brent đã tăng 27% so với bảy tuần trước đó.

Giá dầu thô giảm lần đầu tiên trong 7 phiên sau khi có các báo cáo cho thấy khả năng sắp đạt được thỏa thuận hạt nhân Mỹ-Iran từ các cuộc đàm phán kéo dài hơn một năm kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức.

“Điều này không thể tiếp diễn mãi mãi vì những tiến bộ hạt nhân của Iran,” một quan chức dấu tên từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Hai. “Đây không phải là một dự đoán. Cũng không phải là một mối đe dọa. Nó không phải là một thời hạn ước tính. Đơn giản chỉ là một yêu cầu."

JCPOA là  thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran và 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - Hoa Kỳ, Anh, Nga, Pháp và Trung Quốc - cùng với Đức.

Thỏa thuận này đã được ký kết trong nhiệm kỳ của cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, một đảng viên Đảng Dân chủ, và đã bị hủy bỏ vào năm 2018 khi người kế nhiệm ông Donald Trump, một đảng viên Đảng Cộng hòa, nhậm chức. Biden, người nhậm chức vào năm 2021, cho phép các cuộc đàm phán tiếp tục với Iran nhưng vẫn giữ nguyên các lệnh trừng phạt của Trump đối với Tehran, trước sự ngạc nhiên của nhiều người.

Nhưng Washington đã khôi phục các miễn trừ trừng phạt lần này đối với các công ty nước ngoài kinh doanh năng lượng hạt nhân với Tehran để cho phép hợp tác quốc tế trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân phi quân sự.

Tuy nhiên, Reuters đã lưu ý trong một báo cáo từ tuần trước rằng việc miễn trừ cũng nhằm mục đích khiến Iran khó sử dụng các địa điểm hạt nhân của mình để phát triển vũ khí.

Trong khi đó Iran khẳng định rằng hạt nhân của họ chỉ dành cho mục đích sản xuất điện, mặc dù Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cho biết Tehran sẽ sớm tiếp cận khả năng cấp bom nguyên tử nếu không bị dừng lại.

"Với tốc độ tiến bộ của Iran, tiến bộ hạt nhân của nước này, chúng tôi chỉ còn một vài tuần nữa để đạt được một thỏa thuận - sau thời điểm đó, rất tiếc sẽ không thể quay trở lại JCPOA và thu lại các lợi ích không phổ biến mà thỏa thuận mang lại cho chúng tôi," một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ  cho hay.