Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 10/01/2017

 Thị trường dầu bị giằng xé giữa hai xu hướng
Thị trường dầu hôm thứ Ba bị giằng xé giữa việc cắt giảm sản lượng của hai nước sản xuất lớn là Saudi Arabia và Nga cùng với nhiều báo cáo cho thấy nguồn cung từ các khu vực khác trong đó có Bắc Mỹ, Iraq và Iran có thể bù đắp số lượng dầu bị cắt giảm.
Giá Brent đang giao dịch ở mức 54,99 USD/thùng, tăng 5 cents so với giá chốt phiên trước đó. WTI tăng 8 cents lên 52,04 USD/thùng.
Điều này xảy ra sau khi giá rớt khoảng 4 percent trong phiên trước đó do nhiều quan ngại rằng sản lượng tăng ở Iraq và Iran và số giàn khoan tăng tại Bắc Mỹ đang gây ảnh hưởng tới những nỗ lực của Saudi Arabia để hạn chế dư cung toàn cầu vốn đã gây sức ép lên thị trường trong hơn hai năm qua.
Iraq, nước sản xuất lớn thứ hai trong khối OPEC, đã phân bổ hết nguồn cung dầu loại Basra tới 3 công ty lọc dầu ở Châu Á và Châu Âu cho tháng 2.
Và mặc dù các thương nhân cho biết thị trường dầu có sự hỗ trợ tốt trong phạm vi giá 51-52 USD/thùng do thông báo cắt giảm sản lượng từ các thành viên OPEC dẫn đầu khác, nhất là Saudi Arabia và Abu Dhabi, thì có một mức độ bất ổn lớn về mức giá này vì các nhà sản xuất khác có vẻ như sẽ tăng sản lượng.
“Số giàn khoan trung bình của Canada trong tháng 12/2016 là 209 giàn, tăng 36 giàn so với tháng 11, và nhiều hơn 49 giàn so với tháng 12/2015”, Matt Stanley, một nhà môi giới nhiên liệu tại Freight Services International, Dubai cho hay.
Hoạt động sản xuất dầu mới tại Mỹ cũng đang tăng khi các công ty năng lượng Mỹ tuần trước đã tăng thêm số giàn khoan trong tuần thứ 10 liên tiếp, làm mở rộng hoạt động giàn khoan đến tháng thứ 8 vì giá dầu thô vẫn ở mức mà nhiều công ty có thể hoạt động có lãi.
Bộ Năng lượng Hoa Kỳ hôm thứ Hai đã công bố thông báo bán dầu từ Kho dự trữ chiến lược (SPR), với cuộc đấu thầu cho 8 triệu thùng dầu ngọt nhẹ vào ngày 17/1, để cải tiến cơ sở hạ tầng cho kho dự trữ khẩn cấp.