Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 11/01/2017

 Brent, NYMEX tăng trong phiên Châu Á mặc dù số liệu API tăng
Giá dầu phục hồi trong phiên Châu Á sáng thứ Tư, lờ đi báo cáo số liệu tăng của API trước khi có số liệu tồn kho Mỹ chính thức sẽ được công bố vào cuối ngày hôm nay bởi Cơ quan Năng lượng. Ngoài ra, nhờ báo cáo cho thấy việc cắt giảm nguồn cung của Saudi tới Châu Á, nhưng đà tăng gặp trở ngại do thiếu chi tiết về việc cắt giảm này và bởi vì nhiều dấu hiệu cho thấy nguồn cung tăng từ các nước khác.
Saudi Arabia thông báo với một số khách hàng Châu Á rằng sẽ hạn chế nguồn cung dầu thô từ khối lượng hợp đồng tháng 2, mặc dù Reuters không thể xác nhận được bất cứ chi tiết nào từ việc cắt giảm này.
Trong khi đó, theo API lượng dầu lưu kho đã tăng 1,5 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn so với mức dự báo tăng 900.000 thùng.
Trên sàn NYMEX, dầu WTI tăng 0,27% lên 50,96 USD/thùng. Trong khi Brent tăng 0,22% lên 53,76 USD/thùng trên sàn ICE.
Tối qua, những lo sợ về tình trạng dư cung đã khiến giá rớt mạnh.
Những lo lắng ngay bây giờ tập trung vào việc liệu các nước trong và ngoài khối OPEC có thực hiện đúng như cam kết cắt giảm sản lượng không.
Iraq vẫn đang sản xuất và bán toàn bộ lượng dầu phân bổ của mình cho các nhà máy lọc dầu ở Châu Á và Châu Âu. ClipperData cho thấy một nửa số dầu Basrah trong tháng trước là được bán tới Châu Á.
Năm ngoái, Mỹ đã nhập chưa tới 400.000 thùng/ngày từ Basrah, với "Basrah Light" chiếm hơn 60%, và "Basrah Heavy" chiếm 40%.
Theo các nhà phân tích, sản lượng dầu của người Kurd trong năm nay sẽ tăng vì không phải tuân theo hạn ngạch của Iraq đã thỏa thuận với OPEC.
Trong khi đó, dự trữ dầu thô của Iran đã giảm trong những ngày gần đây xuống 17 triệu thùng. Dự trữ gần như gấp đôi so với khối lượng hồi tháng 9. Vì vậy Iran có vẻ như đang bán ra và giành lại thị phần đã mất một cách nhanh chóng.
Theo các nhà phân tích, dầu của Iran có vẻ như chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số dầu bán tới Châu Á và Châu Âu trong hai tuần trước.

Cũng có nhiều hoài nghi rằng tổng lượng cắt giảm sẽ đủ sâu để tái cân bằng lại một thị trường vốn đã chịu đựng tình trạng thừa cung trong hơn hai năm qua. Cả hợp đồng Brent và WTI giao sau đều rớt khoảng 6% kể từ đầu năm nay.
“Các nhà đầu tư tiếp tục băn khoăn về việc tăng nguồn cung ở Mỹ cùng với việc tuân thủ thỏa thuận của OPEC”, ngân hàng ANZ cho biết.
Một lo lắng nữa của các nhà đầu tư là lượng dầu lưu kho Mỹ tăng cao, với số liệu EIA sẽ được công bố vào cuối ngày hôm nay.
“Với tồn kho ở mức cao nhất trong 3 thập kỷ, thì một báo cáo tiếp tục tăng trong tuần này có thể thấy giá có thể chịu sức ép nhiều hơn nữa”.
Ngoài Mỹ thì cũng còn nhiều ngờ vực về việc tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng theo kế hoạch từ các thành viên OPEC.
Cụ thể, Iraq dự định sẽ tăng cường xuất khẩu từ cảng phía nam Basra lên mức cao lịch sử trong tháng 2, ngay cả khi việc cắt giảm sản lượng của OPEC có hiệu lực từ tháng này.
Iraq State Oil Marketing Company (SOMO) dự kiến sẽ xuất khẩu 3,641 triệu thùng/ngày trong tháng 2, có khả năng vượt qua mốc 3,51 triệu thùng hồi tháng 12.
Tuy nhiên, một số nước đang thực hiện cắt giảm. Đơn cử như Nga, hiện đang có thời tiết cực lạnh với âm 60 độ C đã giúp khóa mức sản lượng khoảng 100.000 thùng/ngày trong vài ngày đầu tiên của tháng 1, và nhiều kỹ sư ngành dầu khí dự báo sẽ cắt giảm nhiều hơn khi các cơ sở sản xuất chật vật để đối phó với tình trạng khắc nghiệt.