Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 12/07/2021

 

Bản tin dầu thô chiều 12/7/2021

Giá dầu giảm nhẹ vào sáng thứ Hai trong phiên châu Á. Nguồn cung vẫn hạn chế do các nhà sản xuất chủ chốt tiếp tục bất đồng về việc liệu có nên tăng sản lượng từ tháng 8 trở đi hay không.

Giá dầu Brent giao sau giảm 0,11% xuống 75,47 USD/thùng và dầu WTI tương lai nhích 0,03% xuống 74,54 USD/thùng.

Tranh cãi trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC +) về mức sản lượng từ tháng 8 vẫn tiếp diễn. Việc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất từ ​​chối đề xuất gia hạn 8 tháng đối với hạn chế sản lượng của OPEC + có nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến giá khác sau cuộc chiến giữa Ả Rập Xê-út và Nga, khiến giá rơi vào vùng âm vào tháng 4 năm 2020.

"Sự không chắc chắn đã bao trùm thị trường trong bối cảnh OPEC bế tắc về việc tăng sản lượng trong tương lai ... trong trường hợp không có thỏa thuận, việc cắt giảm sản lượng hiện tại vẫn được duy trì, điều này sẽ khiến thị trường thắt chặt hơn nữa trong bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ", các nhà phân tích của ANZ cho một lưu ý.

Các nhà đầu tư cũng tiếp tục đón nhận dữ liệu nguồn cung dầu thô giảm mạnh trong tuần trước đó từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ và Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ, lần lượt là 6,866 triệu thùng và 7,983 triệu thùng.

Kết quả là hợp đồng WTI giao tháng 8 đã có tuần tăng thứ sáu liên tiếp. Dữ liệu của Baker Hughs cũng cho thấy các công ty năng lượng của Mỹ đã bổ sung thêm giàn khoan dầu và khí đốt trong tuần thứ hai liên tiếp do giá dầu cao hơn.

Tuy nhiên, sự lây lan của biến thể Delta và mức độ tiêm chủng thấp ở một số quốc gia đang đe dọa sự phục hồi kinh tế toàn cầu, các bộ trưởng tài chính của Nhóm 20 (G20) cho biết hôm thứ Bảy khi họ gặp nhau tại Venice. Số ca mắc COVID-19 gia tăng đã khiến một số trong những quốc gia này phải thực hiện lại các biện pháp hạn chế, từ đó phủ bóng đen lên triển vọng nhu cầu nhiên liệu.

Bản tin dầu thô sáng 12/7/2021

Giá dầu ít thay đổi vào đầu phiên giao dịch châu Á hôm thứ Hai do bế tắc trong các cuộc đàm phán giữa các nhà sản xuất chính để tăng sản lượng trong những tháng tới khiến nguồn cung bị thắt chặt, bù đắp phần nào nỗi lo về tác động của coronavirus đối với nền kinh tế toàn cầu.

Dầu Brent giao tháng 9 giảm 4 cent xuống 75,51 USD/thùng trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giao tháng 8 ở mức 74,65 USD/thùng, tăng 9 cent.

Giá dầu lao dốc vào thứ Ba tuần trước sau khi tổ chức OPEC + không đạt được thỏa thuận tăng sản lượng từ tháng Tám. Điều này là do Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã từ chối đề xuất gia hạn 8 tháng đối với các hạn chế sản lượng của OPEC +.

"Sự không chắc chắn đã bao trùm thị trường trong bối cảnh bế tắc của OPEC về việc tăng sản lượng trong tương lai", các nhà phân tích của ANZ cho biết trong một lưu ý.

"Trong trường hợp không có thỏa thuận, việc cắt giảm sản lượng hiện tại vẫn được duy trì, điều này sẽ khiến thị trường thắt chặt hơn nữa trong bối cảnh nhu cầu tăng mạnh."

Hợp đồng dầu thô WTI giao tháng 8 đã tăng tuần thứ sáu vào tuần trước sau báo cáo tích cực từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ cho thấy các kho dự trữ dầu thô và xăng của Hoa Kỳ giảm trong khi nhu cầu xăng đạt mức cao nhất kể từ năm 2019.

Phản ứng trước giá dầu cao hơn, các công ty năng lượng của Mỹ đã bổ sung thêm giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên trong tuần thứ hai liên tiếp, dữ liệu từ Baker Hughes cho thấy. Cụ thể, có thêm 4 giàn khoan đã được triển khai, nâng tổng số giàn khoan dầu và khí lên 479 giàn.

Tuy nhiên, sự lây lan của biến thể coronavirus và khả năng tiếp cận vắc-xin không bình đẳng đe dọa sự phục hồi kinh tế toàn cầu, giám đốc tài chính của các nền kinh tế lớn G20 cảnh báo hôm thứ Bảy.

Một thống kê của Reuters về số ca nhiễm COVID-19 mới cho thấy đang gia tăng ở 69 quốc gia, với tỷ lệ nhiễm hàng ngày tăng lên kể từ cuối tháng 6 và hiện đạt 478.000.

Riêng tại Mỹ theo ghi nhận, số ca nhiễm mới đã vượt 20.000 ca trong ngày thứ tư liên tiếp vào thứ Sáu tuần trước khi biến thể Delta rất dễ lây lan vẫn tiếp tục là dạng coronavirus phổ biến nhất tại nước này. Theo số liệu, lần gần đây nhất Mỹ có số ca mắc vượt mốc 20.000 ca là vào tháng 5.

Nếu điều này tiếp tục trở thành một vấn đề thì các nhà giao dịch có thể hạ thấp kỳ vọng của họ về sự phục hồi kinh tế cũng như dự báo nhu cầu. Điều này có thể tiếp tục làm hạn chế và thậm dẫn đến một đợt điều chỉnh ngắn hạn của dầu thô.