Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 13/03/2018

Bản tin chiều 13/3/18

Giá dầu tiếp tục giảm do nỗi lo sản lượng dầu thô của Mỹ tăng gây áp lực lên thị trường.

Dầu thô WTI giao tháng 5 ở mức 61.25 USD/thùng, giảm 11 cent. Dầu thô Brent 64,85 USD/thùng, giảm 10 cent, hay 0,2%.

Sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng hơn 10 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2017, vượt sản lượng của nước xuất khẩu hàng đầu Ả-rập Xê-út.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sản lượng của Mỹ dự kiến ​​sẽ tăng lên hơn 11 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2018, chiếm vị trí đứng đầu của Nga.

Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu thô Mỹ từ các lưu vực đá phiến lớn dự kiến ​​sẽ tăng thêm 131.000 thùng/ngày trong tháng 4 so với tháng 3 lên mức kỷ lục 6.95 triệu thùng/ngày.

Dự báo WTI sẽ dao động trong phạm vi 61-63 USD, và xu hướng sắp tới giá có nhiều khả năng sẽ xuống dưới 60 USD vì đồng USD tiếp tục mạnh lên; nhu cầu tiêu thụ dầu thô giảm do các nhà máy lọc dầu bước vào mùa bảo trì, trong khi sản lượng khai thác tiếp tục ở mức cao.

Bản tin sáng ngày 13/03/2018

Các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu giảm giá trong ngày thứ Hai, khi dữ liệu mới nhất làm gia tăng dự báo cho rằng sản lượng dầu tại Mỹ sẽ tiếp tục nhảy vọt trong năm nay, qua đó xóa hết đà tăng ghi nhận được vào cuối tuần trước nhờ số giàn khoan tại Mỹ giảm, MarketWatch đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4 trên sàn Nymex giảm 68 cent (tương đương 1,1%) còn 61,36 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 5 trên sàn London giảm 54 cent (tương đương 0,8%) còn 64,95 USD/thùng. Hôm thứ Năm (08/03), cả hợp đồng dầu WTI lẫn đầu Brent đều chốt phiên ngày tại mức thấp nhất kể từ giữa tháng 2/2018.

Vào ngày thứ Hai, báo cáo định kỳ hàng tháng của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu thô từ 7 mỏ dầu đá phiến lớn nhất của Mỹ được dự báo sẽ tăng 131.000 thùng/ngày trong tháng 4/2018 lên 6,954 triệu thùng/ngày.

Báo cáo này được công bố sau khi dữ liệu hồi tuần trước của EIA cho thấy tổng sản lượng dầu thô tại Mỹ tăng 86.000 thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 02/03/2018.

Tyler Richey, Đồng biên tập tại Sevens Report, nhận định: “Con số này gần sát với mức tăng bình quân trong tháng 2 là 91.000 thùng/ngày, và vẫn cao hơn gấp 4 lần so với tốc độ tăng trưởng sản lượng trong năm 2017. Theo quan điểm cơ bản, đây là mối lo ngại lớn khi chỉ một mình nền công nghiệp dầu mỏ của Mỹ cũng có thể đẩy thị trường toàn cầu quay về tình trạng dư cung, vốn là lí do đằng sau đợt sụp đổ giá trên thị trường dầu giai đoạn năm 2014-2015”.

Cũng trong ngày thứ Hai, hãng The Wall Street Journal đưa tin rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang chia rẽ thành 2 nhóm sau hơn 1 năm thống nhất ý kiến. Sự phân chia này xảy ra do những quan điểm khác nhau về việc liệu giá dầu 70 USD/thùng có khiến các nhà sản xuất tại Mỹ gia tăng sản lượng, qua đó làm giá dầu sụt giảm hay không.

PT Kỹ thuật

Giá dầu thô WTI đã tấn công mức 61,40 trong phiên tối qua và ghi nhận mức 60,66 trong các phiên giao dịch trước, nhưng giá nỗ lực tăng trở lại để kết thúc phiên thứ Hai trên 61,40, qua đó duy trì xu hướng trung lập có hiệu lực, chờ đợi thời điểm phá vỡ ngưỡng hỗ trợ này hoặc phá vỡ ngưỡng kháng cự 62,65 để tìm ra điểm đến rõ ràng tiếp theo, lưu ý rằng chỉ báo dao động Stochastic Oscillator dương hiện tại và EMA50 âm cung cấp một lý do khác cho thấy xu hướng trung lập.

Dự báo

Phiên giao dịch ngày hôm qua cho thấy rằng mức tăng thứ Sáu tuần trước chỉ là một phản ứng tức thời trên thị trường và tuy nhiên thị trường đã những điều chỉnh phù hợp theo các điều kiện cơ bản của thị trường. Từ quan điểm này chúng tôi vẫn duy trì dự báo WTI sẽ dao động trong phạm vi 61-63 USD, và xu hướng sắp tới giá có nhiều khả năng sẽ xuống dưới 60 USD vì đồng USD tiếp tục mạnh lên; nhu cầu tiêu thụ dầu thô giảm do các nhà máy lọc dầu bước vào mùa bảo trì, trong khi sản lượng khai thác tiếp tục ở mức cao.