Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 14/3/2018

Bản tin chiều 15/3/18

Giá dầu gần như ổn định trong phiên sáng thứ Năm nhờ được hỗ trợ bởi nhu cầu toàn cầu mạnh nhưng bị hạn chế bởi sự gia tăng không ngừng trong sản xuất của Mỹ đang phá hoại nỗ lực của OPEC để cắt giảm nguồn cung và thúc đẩy thị trường.

Hợp đồng dầu thô WTI giảm 4 cent xuống 60.92 USD/thùng. Dầu thô Brent ở mức 64,90 USD/thùng, tăng 1 cent.

Chuyên viên phân tích Wang Tao của Reuters cho biết các dấu hiệu thị trường của Brent chỉ ra sự tiếp diễn của những chuyển động đi ngang gần đây, mặc dù ông nói thêm rằng các chỉ số biểu đồ kỹ thuật cho thấy xu hướng đi ngang hiện tại có thể kết thúc sớm.

Giá đã nhận được hỗ trợ từ nhu cầu mạnh. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết hôm thứ Tư rằng mức tiêu thụ dầu được dự báo ​​sẽ tăng 1,62 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2018.

Tuy nhiên, lo ngại về sản lượng dầu thô Mỹ tăng liên tục lại hiện ra, sau khi đạt mức kỷ lục mới vào tuần trước, tăng lên 10.38 triệu thùng/ngày, tăng hơn 23% kể từ giữa năm 2016. Trữ lượng dầu thô thương mại tăng 5 triệu thùng, đạt 430,93 triệu thùng.

OPEC đã nâng dự báo về nguồn cung dầu ngoài OPEC sẽ tăng gần gấp đôi mức tăng trưởng được dự đoán cách đây 4 tháng.

Cụ thể, các nhà sản xuất không thuộc OPEC sẽ tăng nguồn cung thêm khoảng 1,66 triệu thùng/ngày vào năm 2018.

Tuy nhiên, OPEC lại dự đoán nhu cầu trong năm nay sẽ chỉ tăng khoảng 1,62 triệu thùng/ngày, điều đó sẽ dẫn đến thị trường dư cung và có lẽ cần phải hạn chế nguồn cung nhiều hơn hoặc lâu hơn.

OPEC cho biết tổng sản lượng của nhóm đã giảm 77.000 thùng/ngày xuống còn 32.186 triệu thùng/ngày trong tháng 2, dẫn đầu là Iraq, UAE và Venezuela.

Những cắt giảm này và gia tăng sản lượng của Mỹ có nghĩa là OPEC sẽ mất thị phần.

Dự báo

Thị trường WTI vẫn tiếp tục biến động nhưng có dấu hiệu củng cố vào cuối tuần, với giá nhìn chung sẽ duy trì trong phạm vi 61-63 USD, tuy nhiên xu hướng sắp tới giá có nhiều khả năng sẽ xuống dưới 60 USD nếu đồng USD tiếp tục mạnh lên; nhu cầu tiêu thụ dầu thô giảm do các nhà máy lọc dầu bước vào mùa bảo trì, trong khi sản lượng khai thác tiếp tục ở mức cao.

Bản tin chiều 14/3/18

Giá dầu nhích nhẹ lên trong phiên giao dịch sáng thứ Tư sau hai ngày giảm, nhờ báo cáo lạc quan từ Trung Quốc.

Dầu thô WTI giao tháng 4 nhích nhẹ 2 cent ở mức 60,73 USD/thùng. Dầu Brent giao tháng 5 có giá 64,70 USD/thùng.

Lực hỗ trợ đến từ Trung Quốc, quốc gia có sản lượng dầu thô nội địa 2 tháng đầu năm giảm 1,9% so với năm ngoái xuống 30,37 triệu tấn, tương đương 3,77 triệu thùng/ngày, theo số liệu từ Cục thống kê quốc gia. Trong khi đó, sản lượng dầu thô tăng 7,3% đạt 93,4 triệu tấn, cho thấy nhu cầu nhập khẩu nhiều hơn.

Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng 2,2% trong hai tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn kỳ vọng tăng trưởng 6,1%.

Đồng thời, vào mùa xuân hiện đang bắt đầu, dự trữ dầu thô của Mỹ không tăng nhiều như dự kiến, cho thấy nhu cầu tiêu thụ mạnh.

Tuy nhiên, thị trường dầu vẫn còn tương đối yếu. Giá đã đi khá xa so với mức đỉnh tháng 1 là gần 67 USD đối với WTI và hơn 70 USD mỗi thùng cho Brent.

Trong khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang hỗ trợ tăng giá bằng cách cắt giảm sản lượng, thì Mỹ lại làm kìm hãm giá bằng việc đẩy mạnh sản xuất.

Cụ thể, OPEC đã và đang giảm khoảng 1,2 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1 năm 2017. Trong khi, Mỹ tăng sản lượng lên 10,37 triệu thùng/ngày, vượt qua nước xuất khẩu hàng đầu là Ả-rập Xê-út và đến cuối năm 2018 sẽ vượt nhà sản xuất hàng đầu Nga, với gần 11 triệu thùng/ngày.

Ước tính của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho thấy nguồn cung toàn cầu sẽ tăng lần đầu tiên trong quý II năm 2018 lên hơn 100 triệu thùng/ngày, trong khi nhu cầu sẽ chỉ vượt qua mức đó trong quý thứ ba, cho thấy thị trường dư cung.

Dự báo giá WTI sẽ có tuần biến động, nhưng nhìn chung sẽ duy trì trong phạm vi 61-63 USD, tuy nhiên xu hướng sắp tới giá có nhiều khả năng sẽ xuống dưới 60 USD nếu đồng USD tiếp tục mạnh lên; nhu cầu tiêu thụ dầu thô giảm do các nhà máy lọc dầu bước vào mùa bảo trì, trong khi sản lượng khai thác tiếp tục ở mức cao.

Bản tin sáng 14/3/18

Giá dầu hôm thứ ba giảm mạnh do nhà đầu tư lo ngại việc Mỹ tăng sản lượng sẽ phá vỡ nỗ lực của OPEC nhằm giảm lượng dầu thừa trên toàn cầu cùng với tâm lý lo lắng sau quyết định bổ nhiệm giám đốc CIA mới của Tổng thống Donald Trump.

Tại sàn giao dịch hàng hóa New York, hợp đồng dầu thô tháng 4 giảm 1,1% xuống 60,7 USD/thùng. Tại sàn giao dịch hàng hóa Liên lục địa London, giá dầu Brent giảm 0,43% xuống gần 64,7 USD/thùng.

Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng cho biết sản lượng tại 7 khu vực vực khai thác dầu đá phiến của Mỹ trong tháng 4 được dự đoán sẽ tăng 131.000 thùng/ngày lên ngưỡng kỷ lục 6,95 triệu thùng/ngày.

Dự báo này càng khiến nhà đầu tư lo ngại nỗ lực tái cân bằng thị trường của OPEC sẽ bị phá vỡ.

Đã có lúc giá dầu WTI chạm ngưỡng gần 62 USD/thùng, nhưng rớt trở lại sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định bổ nhiệm giám đốc CIA ông Mike Pompeo thay ông Rex Tillerson lên làm Ngoại trưởng Mỹ. Ông Mike Pompeo được cho là có cùng quan điểm với ông Trump về vấn đề hạt nhân ở Iran.

Một yếu tố khác cũng khiến giá dầu giảm hôm thứ ba là áp lực bán tháo khi giá dầu cao.

PT kỹ thuật

Giá dầu thô chịu một đợt giảm mạnh trong phiên hôm qua và hướng đến mục tiêu giảm giá tại 60.14, chờ đợi thời cơ để phá vỡ mức này và tiếp tục hướng đến mục tiêu giảm giá tiếp theo là 58.60. Vì vậy xu hướng giá giảm sẽ tiếp tục trong phiên ngày hôm nay trừ khi giá có thể bứt phá và vượt thành công mức 61.40 và chốt phiên trên mức giá đó.

Dự báo

Như đã dự đoán giá dầu sẽ có tuần đầy biến động khi trader buộc phải quan tâm đến nhiều yếu tố, trong đó có xu hướng của đồng Đôla Mỹ, thị trường chứng khoán, tồn kho, khả năng trả đũa chính sách thuế của Trump, cũng như động thái của Fed.

Dự báo giá WTI sẽ có tuần biến động, nhưng nhìn chung sẽ duy trì trong phạm vi 61-63 USD, tuy nhiên xu hướng sắp tới giá có nhiều khả năng sẽ xuống dưới 60 USD nếu đồng USD tiếp tục mạnh lên; nhu cầu tiêu thụ dầu thô giảm do các nhà máy lọc dầu bước vào mùa bảo trì, trong khi sản lượng khai thác tiếp tục ở mức cao.