Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 17/02/2022

Bản tin dầu thô chiều 17/02/2022

Giá dầu quay đầu giảm vào sáng thứ Năm trong phiên châu Á sau khi cả Pháp và Iran cho biết họ đã tiến gần hơn đến một thỏa thuận nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran với các cường quốc trên thế giới. Điều này bù đắp cho những lo lắng về tình hình Ukraine.

Theo đó, dầu Brent giao tháng 4 giảm 0,6% xuống 94,24 USD/thùng và dầu WTI giao tháng 3 giảm 0,8% ở mức 92,91 USD/thùng.

Claudio Galimberti, phó chủ tịch cấp cao của Rystad Energy, nói với Reuters: "Thông tin tích cực từ các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran đang mangl ại sự cứu trợ rất cần thiết cho giá dầu toàn cầu, vì khả năng nguồn cung dầu thô mới sẽ giúp giảm thiếu hụt cung ".

Hôm thứ Tư, Pháp cho biết họ chỉ còn vài ngày nữa là có thể khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với các cường quốc trên thế giới và Iran phải đưa ra lựa chọn chính trị. Tuy nhiên, Tehran lại kêu gọi các cường quốc phương Tây nên "thực tế".

Theo Bloomberg đưa tin, Iran đang chuẩn bị quay trở lại thị trường dầu quốc tế khi các quan chức từ công ty Dầu Quốc gia Iran đã gặp đại diện hai nhà máy lọc dầu Hàn Quốc để thảo luận về thương vụ cung ứng dầu.

Trong một ghi chú nghiên cứu hôm thứ Năm, hãng tư vấn và nghiên cứu rủi ro chính trị Eurasia Group cho biết trong trường hợp đạt được thỏa thuận, Iran sẽ có thể tham gia thị trường để tăng nguồn cung nhanh hơn so với sau khi đạt được thỏa thuận vào năm 2015.

"Lần này, việc thực hiện thỏa thuận có thể mất 1-2 tháng, nhưng Iran có thể sẽ bắt đầu tăng cường xuất khẩu dầu ngay lập tức, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp", Eurasia lưu ý, đồng thời cho biết thêm rằng nguồn cung có thể đến từ kho chứa nổi mà Iran đang nắm giữ tại Châu Á cũng như dầu được chứa trong các kho ngoại quan ở Trung Quốc.

Bên cạnh đó, giá dầu cũng chịu sức ép khi Fed vừa công bố biên bản họp tháng 1 cho thấy các nhà hoạch định chính sách nhất trí sớm tăng lãi suất từ mức cận 0 hiện tại, nhưng họ sẽ đánh giá lại lộ trình tăng tại từng cuộc họp. Biên bản lần này mở ra triển vọng FED sẽ đẩy nhanh tốc độ thắt chặt các chính sách tiền tệ, trong trường hợp lạm phát không suy giảm như kỳ vọng của FED.

Trong khi đó, dữ liệu hôm thứ Tư từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô tăng 1,12 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 11 tháng 2, ngược với dự báo giảm 1,57 triệu thùng.

Nhưng đến trưa, giá bắt đầu lấy lại mức để mất sau khi các phiến quân do Nga hậu thuẫn ở miền Đông Ukraine cáo buộc quân chính phủ Kyiv pháo kích vào lãnh thổ của họ bằng súng cối, vi phạm các thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột.

Sự leo thang trong cuộc xung đột kéo dài nhiều năm với lực lượng ly khai ở Donbass có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và phương Tây.

Bản tin dầu thô sáng ngày 17/02/2022

Giá dầu giảm thẳng đứng sau khi chốt phiên thứ Tư khi những tiến bộ rõ ràng trong cuộc đàm phán hạt nhân của Iran với các cường quốc thế giới làm dấy lên viễn cảnh về nguồn cung từ một triệu thùng trở lên tiến vàothị trường trong thời điểm OPEC+ tiếp tục không hành động để kiểm soát đà tăng giá dầu thô.

Nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu của Iran, Ali Bagheri Kani, đã tweet sau nhiều tuần hội đàm căng thẳng giữa các đại biểu từ Tehran và năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - tức là Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc, Nga, Pháp - cùng với Đức.

Kani đã nói rõ trong tweet của mình rằng "chưa có gì được đồng ý cho đến khi mọi thứ được thống nhất."

Nhưng các nhà giao dịch dầu thô đã đi trước ông, đẩy dầu thô, vốn chốt tăng gần 2% hôm thứ Tư, chìm trong sắc đỏ sau giờ làm việc.

Vào lúc 5:00 PM ET (22:00 GMT), West Texas Intermediate giao dịch tại New York, chuẩn cho dầu thô Hoa Kỳ, đã giảm 1,45 USD, tương đương 1,6%, ở mức 90,62. WTI đã đạt mức thấp nhất trong phiên là 90 trong giao dịch sau giờ làm việc. Trước đó, WTI đã chốt giao dịch của ngày thứ Tư ở mức 93,66.

Giá dầu Brent giao dịch tại London, chuẩn toàn cầu cho dầu, giảm 2,94 USD, tương đương 3,1% xuống 91,87 USD. Brent đã chốt phiên giao thứ Tư ở mức 94,81.

Adam Button, nhà phân tích tại ForexLive cho biết: “Những nhà đầu cơ giá lên trong dầu có thể phải đối mặt với một cú đúp trong vòng vài ngày tới. “1. Có vẻ như lo ngại về Nga-Ukraine đã bị thổi phồng quá mức và; 2. Một thỏa thuận hạt nhân Iran đang dần tiến tới ký kết."

Ông Button nói rằng cũng có những lo lắng về việc Cục Dự trữ Liên bang FED sắp tăng lãi suất và điều đó có thể hạn chế risk appetite trên toàn thị trường.

“Về mặt kỹ thuật, oil bull không nên quá lo lắng miễn là mức 88,40 được giữ nhưng nó có thể là một trường hợp dễ đến, dễ đi,” Button nói về WTI, đồng thời nói thêm rằng mức thấp từ 81 đến 78 có thể không bị bán nếu Iran tiếp tục đạt được tiến bộ trong các cuộc thảo luận với các cường quốc trên thế giới.

Iran có khả năng đưa ra thị trường từ một đến hai triệu thùng mỗi ngày và đang thu được một phần trong số đó nhờ việc bán bất hợp pháp nhằm trốn tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu dầu thô của nước này. Chính xác nước này đã xuất khẩu bao nhiêu là điều mà có lẽ chỉ Tehran mới biết.

Việc dỡ bỏ lệnh cấm của Hoa Kỳ - một xác suất chỉ xảy ra nếu Iran chứng minh rằng họ sẽ không tiếp tục con đường chế tạo bom nguyên tử bằng chương trình hạt nhân - là điều mà các nhà giao dịch dầu luôn biết có thể xảy ra vào một ngày nào đó.

Trước đây lệnh cấm của Hoa Kỳ ban đầu được đưa ra trước khi nó được dỡ bỏ vào năm 2015 bởi Tổng thống Đảng Dân chủ Obama khi đó với cái gọi là thỏa thuận hạt nhân P5 + 1 với Iran.

Nhưng người kế nhiệm của Obama là Donald Trump, một đảng viên Đảng Cộng hòa, đã hủy bỏ thỏa thuận đó vào năm 2018 và củng cố lệnh cấm, làm suy giảm xuất khẩu dầu thô của Iran, vốn đạt mức cao 4,0 triệu thùng trong những năm không bị trừng phạt.

Tổng thống Joe Biden, đảng viên Dân chủ và là cựu phó tổng thống của Obama, vẫn giữ nguyên các lệnh trừng phạt sau khi nhậm chức vào tháng 1 năm ngoái. Tuy nhiên, chính quyền của ông hầu như không thực thi bất kỳ hoạt động giám sát nào đối với hàng hóa xuất khẩu của Iran và cho phép các cuộc đàm phán để tiếp tục đạt được một thỏa thuận.

Khả năng tái gia nhập thị trường của Iran sau khoảng cách gần 4 năm có thể làm phức tạp chiến lược của OPEC+ nhằm giữ nguồn cung dầu siêu thắt chặt để đạt được mức giá tối đa. Từ mức thấp nhất trong kỷ nguyên đại dịch là âm 40 USD/thùng đối với WTI, một thùng dầu thô của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất là 95 USD trong tuần này.

Iran vẫn là một phần của OPEC+ mặc dù các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đã khiến nước này bị ruồng bỏ trong liên minh các nhà sản xuất dầu 23 quốc gia. Chính sách của OPEC+ kể từ năm 2018 gần như bị chi phối hoàn toàn bởi một người ra quyết định - Saudi Arabia - hành động với sự hậu thuẫn hoàn toàn từ Nga.

Tuy nhiên, Iran và Nga là đồng minh chiến lược và tạo thành một trục ở Kavkaz cùng với Armenia. Hai bên cũng là đồng minh quân sự trong các cuộc xung đột ở Syria và Iraq và đã hợp tác trong các cuộc giao tranh ở Afghanistan và Trung Á thời hậu Xô Viết.