Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 17/05/2021

 

Bản tin dầu thô chiều 17/5/2021

Dầu tăng nhẹ trong phiên châu Á sau khi giảm vào đầu ngày thứ Hai khi giới đầu tư lạc quan về sự phục hồi của nhu cầu nhiên liệu tại các thị trường quan trọng, bất chấp những lo ngại về sự tái bùng phát COVID-19 ở khu vực châu Á.

Giá dầu Brent tương lai tăng 0,51% lên 69,06 USD/thùng lúc. Giá WTI tương lai nhích nhẹ 0,02% lên 65,38 USD/thùng.

Nhu cầu dầu thô đang tăng lên khi Mỹ và khu vực châu Âu tiếp tục phục hồi kinh tế từ COVID-19 nhờ tỷ lệ tiêm chủng tăng nhanh. Tại Vương quốc Anh, chính phủ cho biết hôm Chủ nhật rằng hơn 20 triệu người, tương đương 38% dân số Anh trưởng thành, đã được tiêm chủng đầy đủ vacxin ngừa COVID-19.

Về nguồn cung, các trạm bơm xăng ở Mỹ đang khởi động lại để cung cấp xăng khi hãng Colonial Pipeline đang dần khởi động lại toàn bộ hệ thống đường ống sau khi bị tấn công mạng hồi đầu tháng.

Trong khi đó, các công ty năng lượng của Mỹ đã bổ sung thêm 5 giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên trong ba tuần liên tiếp do giá dầu thô cao hơn, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co. cho biết hôm thứ Sáu.

Tuy nhiên, nhiều nơi ở châu Á, trong đó có Singapore và Đài Loan, đang chứng kiến ​​những đợt bùng phát mới của COVID-19. Trong khi đó, Nhật Bản hôm thứ Sáu đã mở rộng thêm tình trạng khẩn cấp trước khi bắt đầu Thế vận hội Tokyo vào tháng Bảy và một số bang của Ấn Độ cho biết hôm Chủ nhật rằng họ sẽ mở rộng các hạn chế ngăn ngừa COVID-19.

Kazuhiko Saito, nhà phân tích trưởng của hãng môi giới hàng hóa Fujitomi Co., nói với Reuters: "Giá dầu đang chịu áp lực khi đại dịch COVID-19 đang lan từ Ấn Độ sang các khu vực khác của châu Á, làm gia tăng lo ngại về sự phục hồi chậm hơn của nhu cầu nhiên liệu".

Dữ liệu từ Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, được công bố vào đầu ngày cũng gây thất vọng khi tăng trưởng sản xuất công nghiệp của nước này chậm lại xuống còn 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng Tư.

Còn tại Trung Đông, xung đột giữa Israel và Palestine đã bước sang tuần thứ hai, và vẫn chưa có hồi kết cho tình trạng bạo lực.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn tỏ ra lạc quan.

Ông Saito của Fujitomi cho biết: “Miễn là cuộc chiến này không lan sang các nước sản xuất dầu trong khu vực, thì sẽ có tác động hạn chế đến thị trường dầu”.

Bản tin dầu thô sáng 17/5/2021

Giá dầu xuống thấp hơn vào sáng thứ Hai khi sự phục hồi của mạng lưới đường ống lớn của Mỹ làm giảm bớt lo ngại về nguồn cung và làn sóng hạn chế ngăn ngừa COVID-19 mới ở châu Á làm dấy lên quan ngại về nhu cầu thấp hơn.

Tình trạng thiếu xăng ở Bờ Đông nước Mỹ đã từ từ giảm bớt vào Chủ nhật, với hơn 1.000 trạm tiếp nhận nguồn cung khi hệ thống đường ống dài 5.500 dặm (8.900 km) của Colonial Pipeline được khôi phục sau một cuộc tấn công mạng làm tê liệt mạng lưới.

Dầu thô Brent giao sau giảm 8 cent, tương đương 0,1%, ở mức 68,63 USD/thùng và dầu thô WTI giảm 7 cent, tương đương 0,1%, ở mức 65,30 USD/thùng.

Hai hợp đồng đã tăng gần 2,5% vào thứ Sáu và đạt được mức tăng nhỏ trong tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ ba liên tiếp.

Kazuhiko Saito, nhà phân tích trưởng của Fujitomi Co., cho biết: “Giá dầu đang chịu áp lực khi đại dịch COVID-19 lan rộng từ Ấn Độ sang các khu vực khác của châu Á, làm gia tăng lo ngại về sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu chậm hơn”.

Ông cho biết: “Chúng tôi dự báo giá dầu Brent sẽ duy trì trong một biên độ giao dịch trong tuần này, với mức hỗ trợ dự kiến ​​vào khoảng 63 USD/thùng”.

Các nhà đầu tư vẫn thận trọng vì lo ngại rằng biến thể coronavirus có khả năng lây lan cao lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ đang lan sang các nước khác.

Một số bang của Ấn Độ hôm Chủ nhật cho biết họ sẽ gia hạn lệnh phong tỏa để giúp kiềm chế đại dịch đã giết chết hơn 270.000 người ở nước này. Có những lo ngại rằng ngân sách hàng năm của quốc gia có thể giảm đi vì nó không tính đến đợt lây nhiễm COVID-19 thứ hai.

Singapore sẽ đóng cửa hầu hết các trường học từ thứ Tư sau khi quốc đảo này ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 cao nhất trong nhiều tháng, trong khi Nhật Bản đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại ba quận khác bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Trong khi đó, các công ty năng lượng của Mỹ đã bổ sung thêm các giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên trong tuần thứ ba liên tiếp khi giá dầu thô cao hơn thúc đẩy một số hãng quay trở lại giếng khoan, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co cho biết hôm thứ Sáu.

Tại Trung Đông, Israel và lực lượng Hamas nắm quyền ở Dải Gaza phải đối mặt với lời kêu gọi quốc tế ngừng bắn trong các hành động thù địch đã bước vào tuần thứ hai mà không có hồi kết.

Ông Saito của Fujitomi cho biết: “Miễn là cuộc chiến không lan sang các nước sản xuất dầu trong khu vực, thì sẽ có tác động hạn chế đến thị trường dầu”.