Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 19/6/2017

 

Bản tin chiều 19/6/17

Giá dầu giảm vào sáng thứ Hai, bị sức ép bởi hoạt động giàn khoan tại Mỹ tiếp tục mở rộng. Các dấu hiệu của nhu cầu suy yếu cũng ảnh hưởng tới tâm lý, khiến giá rớt xuống mức tương đương với thời điểm những cắt giảm sản lượng được công bố lần đầu tiên vào cuối năm ngoái.

Dầu Brent giảm 13 cent, tương đương 0.3%, ở mức 47,24 USD/thùng. Hợp đồng WTI giảm 15 cent, tương đương 0.3%, ở mức 44,59 USD/thùng.
Nguồn cung từ OPEC và các nước khác chính thức tham gia vào thỏa thuận cắt giảm, như Nga, vẫn còn cao vì một số nước chưa thực hiện đầy đủ cam kết của họ.

Cũng có nhiều chỉ số cho thấy tăng trưởng nhu cầu ở châu Á, khu vực tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đang bị đình trệ.

Nhập khẩu dầu thô đã được thông quan của Nhật giảm 13,5% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 2,83 triệu thùng/ngày, Bộ Tài chính cho biết.

Ấn Độ, gần đây đã vượt Nhật Bản để trở thành nước nhập khẩu dầu lớn thứ hai của châu Á, nhưng nhu cầu dầu giảm 4,2% trong tháng 5, so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Trung Quốc, nước đang thách thức Mỹ trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, tăng trưởng nhu cầu dầu đã và đang chậm lại một thời gian, mặc dù giảm từ mức kỷ lục và các nhà phân tích dự báo tăng trưởng sẽ chậm hơn nữa trong những tháng tới.

Hợp đồng WTI tháng 7 sẽ hết hạn vào ngày 20/6, có khả năng sẽ chốt giảm. Dự báo giá WTI tuần sẽ không vượt ngưỡng 45 và có khả năng hướng về khu vực 43 nếu báo cáo năng lượng tuần từ EIA tiếp tục đưa ra những số liệu tiêu cực.
 

Bản tin sáng 19/6/17

Giá dầu giảm vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Hai, do nguồn cung cao, bất chấp thỏa thuận cắt giảm sản lượng để thắt chặt thị trường.

Các dấu hiệu của nhu cầu đang yếu đi khiến tâm lý yếu đi, khiến mức giá tương đương với mức cắt giảm sản lượng lần đầu tiên được công bố vào cuối năm ngoái.

Dầu Brent giảm 11 cent, tương đương 0.23%, ở mức 47.26 USD/thùng. Hợp đồng WTI giảm 11 cent, tương đương 0.25%, ở mức 44.63 USD/thùng.

Các thương nhân cho rằng yếu tố chính đẩy giá xuống thấp là sự gia tăng liên tục trong sản xuất của Mỹ làm phá hoại nỗ lực của OPEC để thắt chặt thị trường.

"Số lượng giàn khoan Mỹ tiếp tục tăng thêm 6 giàn. Kể từ ngày 27 tháng 5 năm 2016, các nhà sản xuất đã bổ sung thêm 431 giàn khoan dầu," Goldman Sachs cho biết vào cuối ngày thứ Sáu.

Ngân hàng Mỹ cho biết, nếu số giàn khoan vẫn ở mức hiện tại, thì sản lượng dầu của Mỹ sẽ tăng thêm 770.000 thùng/ngày từ giữa quý IV năm ngoái đến cùng kỳ năm nay tại các mỏ dầu đá phiến của Permian, Eagle Ford, Bakken Và Niobrara.

Các nguồn cung từ OPEC và các nước khác chính thức tham gia vào thỏa thuận cắt giảm, như Nga, vẫn còn cao vì một số nước chưa thực hiện đầy đủ cam kết của họ.

Cũng có nhiều chỉ số cho thấy tăng trưởng nhu cầu ở châu Á, khu vực tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đang bị đình trệ.

Nhập khẩu dầu thô đã được thông quan của Nhật giảm 13,5% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 2,83 triệu thùng/ngày, Bộ Tài chính cho biết.
Ấn Độ, gần đây đã vượt Nhật Bản để trở thành nước nhập khẩu dầu lớn thứ hai của châu Á, nhưng nhu cầu dầu giảm 4,2% trong tháng 5, so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Trung Quốc, nước đang thách thức Mỹ trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, tăng trưởng nhu cầu dầu đã và đang chậm lại một thời gian, mặc dù giảm từ mức kỷ lục và các nhà phân tích dự báo tăng trưởng sẽ chậm hơn nữa trong những tháng tới.

Hợp đồng WTI tháng 7 sẽ hết hạn vào ngày 20/6, có khả năng sẽ chốt giảm. Dự báo giá WTI tuần sẽ không vượt ngưỡng 45 và có khả năng hướng về khu vực 43 nếu báo cáo năng lượng tuần từ EIA tiếp tục đưa ra những số liệu tiêu cực.