Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 21/05/2021

Bản tin dầu thô chiều 21/5/2021

Giá dầu tăng nhẹ vào sáng thứ Sáu, sau ba ngày chìm trong sắc đỏ khi giới đầu tư chuẩn bị cho sự trở lại của nguồn cung dầu thô Iran sau khi các quan chức cho biết Iran và các cường quốc trên thế giới đã đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán để khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Giá dầu Brent giao tháng 7 tăng 10 cent, tương đương 0,2% lên 65,21 USD/thùng trong khi giá dầu WTI giao tháng 7 ở mức 62,16 USD/thùng, tăng 22 cent, tương đương 0,4%.

Cả hai hợp đồng đều giảm gần 5% trong tuần và đang hướng tới tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3 sau khi Tổng thống Iran cho biết Mỹ đã sẵn sàng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với các lĩnh vực dầu mỏ, ngân hàng và vận tải biển của nước này.

Iran và các cường quốc trên thế giới đã đàm phán kể từ tháng 4 về việc khôi phục thỏa thuận và quan chức Liên minh châu Âu dẫn đầu các cuộc thảo luận hôm thứ Tư cho biết ông tin tưởng sẽ đạt được thỏa thuận.

"Mặc dù vẫn chưa ký kết và các vấn đề tồn đọng vẫn cần được giải quyết, nhưng tiến bộ đáng kể dường như đã đạt được trong các cuộc đàm phán hạt nhân đang diễn ra ở Vienna và khoảng 1 triệu thùng dầu mỗi ngày của Iran có thể sẽ được tung ra thị trường vào nửa cuối năm nay", Helima Croft của RBC Capital Markets viết trong một ghi chú.

Giới đầu tư vẫn lạc quan về sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu trong mùa hè này vì các chương trình tiêm chủng ở châu Âu và Mỹ sẽ cho phép nhiều người đi du lịch hơn mặc dù số ca nhiễm đang tăng ở khu vực châu Á có thể làm giảm tiêu thụ toàn cầu. 

Bản tin dàu thô sáng ngày 21/5/2021

Giá dầu giảm hơn 2% vào ngày thứ Năm, ghi nhận phiên sụt giảm thứ 3 liên tiếp, sau khi các nhà ngoại giao cho biết có sự tiến triển trong việc hướng tới đạt được một thỏa thuận dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran, vốn có thể thúc đẩy nguồn cung dầu thô.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu Brent lùi 1.55 USD (tương đương 2.3%) xuống 65.11 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 1.31 USD (tương đương 2%) còn 62.05 USD/thùng. Cả 2 hợp đồng đều sụt khoảng 3% trong phiên trước đó.

Giá dầu thô West Texas Intermediate cho kỳ giao tháng 7, chuẩn cho dầu thô Mỹ, giảm 1,41 USD, tương đương 2,2%, ở mức 61,94 USD/thùng. Trước đó, nó đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tuần là 61,69.

WTI tháng 7 đã mất tổng cộng 4,5% trong hai phiên vừa qua, nâng mức giảm trong tuần lên 5,2%.

Brent crude for July delivery Brent Oil , which acts as the global benchmark for oil, settled down $1.55, or 2.3%, at $65.11. Brent slid to a 3-week low of $64.81 intraday.  

Dầu Brent giao tháng 7,  chuẩn toàn cầu, giảm 1,55 USD, tương đương 2,3%, ở mức 65,11 USD. Brent đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tuần là 64,81 trong ngày.

Tính đến hết thứ Năm, giá dầu Brent cũng giảm 5,2%.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết trong một bài phát biểu trên truyền hình rằng các lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ, vận tải biển, hóa dầu, bảo hiểm và ngân hàng trung ương đã được giải quyết trong các cuộc đàm phán.

“Điều đó thật sự đè nặng lên tâm lý thị trường và khiến giá dầu suy giảm”, Phil Flynn, Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Price Futures Group, nhận định.

Tuy nhiên, các nhà ngoại giao châu Âu cho biết sự thành công vẫn chưa đảm bảo và các vấn đề khó khăn vẫn còn đó.

Các nhà máy lọc dầu ở Ấn Độ và ít nhất 1 nhà máy lọc dầu ở châu Âu đang đánh giá lại việc mua lại dầu thô của mình để nhường chổ cho dầu của Iran trong nửa cuối năm nay, với dự đoán rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ được dỡ bỏ.

Bên cạnh đó, lo ngại về triển vọng nhu cầu ở châu Á cũng khiến giá dầu giảm. Gần 2/3 người dân được xét nghiệm ở Ấn Độ cho thấy có nhiễm Covid-19.

Dự đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể vào một thời điểm nào đó thắt chặt chính sách đã ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng kinh tế và dẫn đến một số nhà đầu tư giảm tiếp xúc với dầu và các hàng hóa khác.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho biết lời cảnh báo nghiêm khắc từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) về việc ngừng tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch mới có thể dẫn đến biến động giá dầu nếu động thái này diễn ra.