Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 21/07/2021

 

Bản tin dầu thô chiều 21/7/2021

Dầu giảm vào sáng thứ Tư trong phiên châu Á, khi giới đầu tư đón nhận thông tin nguồn cung dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng và tiếp tục đánh giá tác động của số ca nhiễm COVID-19 tăng cao đối với nhu cầu nhiên liệu.

Dầu Brent giao sau giảm 0,46% xuống 69,03 USD/thùng và dầu WTI tương lai giảm 0,51% xuống 66,86 USD/thùng.

Dữ liệu từ Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ API được công bố hôm thứ Ba cho thấy tồn kho dầu thô tăng 806.000 thùng trong tuần kết thúc vào ngày 16 tháng 7, trái ngược với dự báo giảm 4,167 triệu thùng của các nhà phân tích trước đó.

Nếu sự gia tăng này được xác nhận trong dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, thì đây sẽ là tuần tăng đầu tiên kể từ tháng Năm.

Tồn kho xăng cũng tăng khoảng 3,3 triệu thùng trong tuần trước, trong khi sản phẩm chưng cất giảm 1,2 triệu thùng.

Dầu đã có xu hướng giảm kể từ khi chạm mức cao nhất từ năm 2014 vào đầu tháng 7. Số ca mắc COVID-19 liên quan đến biến thể Delta đã tăng vọt trên toàn cầu và việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC +) giải quyết tranh chấp đồng nghĩa với việc tăng sản lượng từ tháng 8 năm 2021 trở đi.

Điều này dẫn đến Goldman Sachs Group Inc (NYSE: GS) cảnh báo dầu sẽ “biến động” và làm trì hoãn các dự báo về sự phục hồi lên 80 USD/thùng.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn lạc quan một cách thận trọng.

“Thiệt hại đối với việc mở cửa trở lại từ biến thể Delta chắc chắn đã làm giảm bớt niềm tin khi chúng ta nhìn vào hàng hóa nói chung, và cụ thể là đối với thị trường dầu; tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng rằng nhu cầu dầu sẽ tiếp tục tương đối mạnh. Và chúng tôi hy vọng nó sẽ tiếp tục phục hồi”, chiến lược gia Wayne Gordon của UBS AG Wealth Management nói với Bloomberg.

Sự sụt giảm của vàng đen là một phần của sự suy yếu trên diện rộng của các mặt hàng, với xăng, đồng và quặng sắt cũng ghi nhận mức giảm. Tuy nhiên, đồng đô la đã nhích lên vào thứ Tư, khiến hàng hóa được định giá bằng đồng tiền này trở nên đắt đỏ hơn.

Bản  tin dầu thô sáng ngày 21/7/2021

Các hợp đồng dầu thô tương lai phục hồi trong phiên thứ Ba khi những người tham gia thị trường tranh nhau tận dụng bắt đáy 2 tháng của dầu đã ghi nhận trong phiên trước đó.

Đợt bán tháo vào ngày thứ Hai, do lo ngại về sự suy giảm nhu cầu trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 gia tăng, đã khiến giá dầu sụt 7% và ảnh hưởng đến các tài sản rủi ro khác. Trong khi chứng khoán tránh được đợt bán tháo mới vào ngày thứ Ba, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ và Đức cũng giảm như một lời nhắc nhở rằng nhà đầu tư vẫn tỏ ra lo ngại.

“Có những người bắt đáy đang cố gắng tận dụng đà giảm này”, Bob Yawger, giám đốc giao dịch cách hợp đồng tương lai năng lượng tại Mizuho, nhận định.

Dầu thô West Texas Intermediate tháng 9 được giao dịch tại New York, chuẩn cho dầu của Mỹ, tăng 85 cent, tương đương 1,3%, ở mức 67,20 USD/thùng.

WTI tháng 8, từng là thước đo của thị trường cho đến thứ Hai, đã mất 5,39 đô la tương đương 7,5% trong phiên trước đó cho mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ tháng 4 năm 2020. WTI tháng 8 hết hạn giao dịch vào thứ Ba sau khi chốt tăng 1 đô la, hay 1,5%, ở mức 67,42.

Dầu Brent được giao dịch tại London,chuẩn toàn cầu, được chốt ở mức 69,35 USD cho hợp đồng tháng 9. Vào thứ Hai, hợp đồng này đã mất 4,97 đô la hoặc 6,8%.

Tuy nhiên, thị trường vẫn hoài nghi rằng đà tăng giá dầu có thể kéo dài.

Stephen Brennock của Công ty môi giới dầu PVM chia sẻ: “Thị trường rõ ràng đang bất ổn về triển vọng nhu cầu”.

Biến thể Covid-19 Delta đã trở thành chủng virus phổ biến trên toàn thế giới, các quan chức Mỹ cho biết vào ngày 16/7.

Chuyên gia phân tích Carsten Menke của Julius Baer nhận định: “Biến thể này không có khả năng gây nguy hiểm cho sự phục hồi tăng trưởng toàn cầu, mặc dù nó có thể gây ra ‘những trục trặc trong khu vực.’”

Tuy nhiên, nguồn cung dầu thắt chặt trong ngắn hạn đã lấn át những lo ngại về nhu cầu liên quan đến dịch bệnh Covid-19.

Dự trữ dầu thô tại Mỹ được dự báo sẽ giảm trong tuần trước, tuần thứ 9 liên tiếp. Dữ liệu chính thức sẽ được công bố vào ngày thứ Tư (21/7).

Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) kỳ vọng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 6.6% trong năm 2021. Tổ chức này và các đồng minh, được gọi là nhóm OPEC+, đã đồng thuận hôm Chủ nhật (18/7) sẽ tăng sản lượng từ tháng 8/2021.