Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 23/6/2017

Bản tin chiều 23/6/17


Dầu tăng nhẹ sau đợt sụt giảm mạnh hồi đầu tuần, nhưng có thể thiết lập diễn biến tồi tệ nhất nửa đầu năm nay trong 20 năm bất chấp thỏa thuận cắt giảm sản lượng.


Giá dầu thô Brent giao dịch ở mức 45,39 USD/thùng, tăng 17 cent, tức 0,4%. Hợp đồng dầu thô WTI tăng 17 cent, tương đương 0.4%, ở mức 42,91 USD/thùng.
Giá dầu đã giảm khoảng 20% trong năm nay bất chấp nỗ lực của OPEC để cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày từ tháng 01/2017.


Đó là diễn biến 6 tháng đầu năm tồi tệ nhất kể từ năm 1997, khi sản lượng tăng và cuộc khủng hoảng tài chính châu Á dẫn đến giá giảm mạnh.


Thị trường suy yếu là hệ quả của những hoài ngờ về khả năng của OPEC trong việc kiềm chế tình trạng thừa cung mà đã làm thị trường lao đốc bắt đầu từ năm 2014.


Sản lượng thừa mứa đã khiến các kho chứa khắp thế giới đầy ắp.


"Tồn kho đến tháng 4 lên tới 80 triệu thùng kể từ đầu năm, làm tăng mối lo ngại về hiệu quả của việc quản lý thị trường của OPEC", Jeffers tại ngân hàng đầu tư cho biết.


"Chúng tôi vẫn giữ quan điểm rằng lượng tồn kho sẽ giảm khoảng 1,5 triệu thùng/ngày trong 6 tháng cuối năm 2017, nhưng những bằng chứng thực nghiệm cho thấy điều này rất có thể là cần thiết cho giá dầu biến động theo xu hướng tăng".


Giá vẫn chưa thoát khỏi thị trường giá xuống và còn nằm trong vùng quá bán nên dự báo WTI tuần sau sẽ tiếp tục xu hướng giảm, và không vượt quá 43 USD.

 

Bản tin sáng 23/6/17


Giá dầu hôm thứ Năm tăng nhẹ sau khi giảm sâu xuống mức thấp nhất trong vòng 10 tháng, do lượng tồn kho dầu Mỹ giảm tuần thứ hai liên tiếp giúp giá dầu thu hẹp đà giảm điểm gần đây, nhưng vẫn nằm trong thị trường giá xuống và vẫn chưa mấy lạc quan do áp lực dầu thừa mặc dù OPEC đã nỗ lực để cân bằng lại thị trường.


Cơn bão nhiệt đới Cindy đổ bộ vào đất liền hôm thứ Năm gần Hồ Charles, Louisianna, sau khi làm gián đoạn một số hoạt động ở Vịnh Mexico, nơi có khoảng 17% lượng dầu thô và 5% sản lượng khí đốt khô tự nhiên của Mỹ. Cơn bão hiện đang suy yếu.


Giá dầu Brent kỳ hạn tăng 44 cent lên 45,76 USD/thùng sau khi giảm 2,6% ở phiên giao dịch trước xuống còn 44,53 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 11. Cùng lúc, giá dầu thô Mỹ tăng 21 cent, tương đương 0,49% lên 42,74 USD/thùng. Giá hai loại dầu này vẫn bị kẹt trong thị trường đầu cơ giá xuống, do giảm hơn 20% so với mức đỉnh gần nhất.


Hàng loạt đợt giảm giá dầu được coi như một "liều thuốc thử" để kiểm chứng hiệu quả của thỏa thuận.


Sản lượng dầu thô của Mỹ vẫn tiếp tục tăng. Thậm chí ngay cả khi giá dầu giảm xuống dưới 40 USD/thùng, các nhà khai thác dầu đá phiến vẫn sẵn sàng tăng cường khai thác.


Tariq Zahir, Giám đốc điều hành tại Tyche Capital Advisors, nhận định giá dầu có thể vẫn đi xuống do sản lượng ở Mỹ đang đà tăng, nhu cầu dùng xăng yếu và số lượng giàn khoan đang hoạt động ở Mỹ vẫn tăng.


Một báo cáo của Ngân hàng ANZ nhận định dù OPEC và một số nước lớn khác đã thu hẹp sản xuất kể từ tháng 1/2017, nhưng khoảng trống tạo ra từ việc cắt giảm đó được trám bởi hoạt động khai thác không ngừng tăng ở Mỹ và sản lượng của Libya tăng.


Giới đầu tư sẽ chú ý tới số liệu giàn khoan Mỹ được công bố vào thứ Sáu dể đánh giá triển vọng sản lượng. Trong khi đó, ING Commodities nhận định cơn bão Cindy ở Vịnh Mexico sẽ kéo tồn kho giảm trong tuần tới.


Giá vẫn chưa thoát khỏi thị trường giá xuống và còn nằm trong vùng quá bán nên dự báo WTI tuần sau sẽ tiếp tục xu hướng giảm, và không vượt quá 43 USD.