Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng hợp thị trường dầu thô thế giới tuần 14/2022

Cả dầu Brent Biển Bắc và dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đều có tuần tăng giá đầu tiên kể từ tháng 4 trong tuần giao dịch vừa qua.

Tuy nhiên trước đó, trong phiên đầu tuần, giá dầu thế giới giảm khoảng 4%, với giá dầu Brent rơi xuống dưới 100 USD/thùng, giữa những lo ngại diễn biến của dịch COVID-19 tại Trung Quốc làm giảm nhu cầu tiêu thụ.

Bên cạnh đó, giá dầu còn chịu sức ép trước kế hoạch mở kho dầu dự trữ chiến lược của các nước. Các quốc gia thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) sẽ xuất kho dự trữ 60 triệu thùng dầu trong vòng sáu tháng tới. Mỹ cũng có kế hoạch giải phóng 180 triệu thùng từ kho dự trữ dầu mỏ chiến lược được công bố trong tháng Ba.

Giá dầu đã tăng trở lại trong 2 phiên liên tiếp sau đó, trong bối cảnh tình trạng phong tỏa tại thành phố Thượng Hải được nới lỏng và do sản lượng dầu và khí đốt ngưng tụ của Nga giảm xuống mức thấp của năm 2020 và Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cảnh báo không có khả năng "lấp" khoảng trống nguồn cung năng lượng từ Nga.

Bước sang phiên giao dịch cuối cùng của tuần qua (14/4) trước khi thị trường nghỉ lễ Phục Sinh từ ngày 15/4, giá dầu quay đầu giảm nhẹ, giữa bối cảnh giới đầu tư đang cân nhắc giữa mức tăng dự trữ dầu lớn hơn dự kiến của Mỹ và sự thắt chặt nguồn cung toàn cầu.

Kết thúc phiên 14/4, giá dầu Brent tương lai tăng 2,92 USD, tương đương 2,68%, lên 111,7 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai tăng 2,7 USD, tương đương 2,59%, lên 106,95 USD/thùng.

Hai loại dầu có tuần tăng đầu tiên trong tháng 4 với Brent tăng 8,7%, WTI tăng 8,8%.

IEA ngày 13/4 cảnh báo rằng từ tháng 5 trở đi, mỗi ngày có khoảng 3 triệu thùng dầu của Nga có thể không tiếp cận được thị trường do các lệnh trừng phạt hoặc các khách hàng tự nguyện tránh mua hàng hóa của Nga.

Đồng thời, các nhà giao dịch lớn trên toàn cầu cũng đang có kế hoạch cắt giảm việc mua dầu thô và nhiên liệu từ các công ty dầu mỏ thuộc sở hữu của nhà Nga vào tháng 5/2022.

Vandana Hari, người sáng lập công ty phân tích thị trường dầu Vanda Insights (Singapore), cho biết khả năng kế hoạch EU cấm nhập khẩu dầu của Nga được thông qua gần như bằng 0, nhưng không ai có thể hoặc muốn nói rõ điều đó.

Theo các nhà phân tích của ngân hàng JP Morgan (Mỹ), việc giải phóng khoảng 1,3 triệu thùng/ngày từ Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) trong 6 tháng tới sẽ đủ để bù đắp tình trạng thiếu hụt 1 triệu thùng/ngày từ Nga.

Dù động thái này sẽ giúp làm giảm bớt tình trạng thiếu hụt nguồn cung ngay lập tức, nhưng các nhà phân tích cho rằng điều này sẽ không giải quyết được tình trạng thiếu hụt mang tính cơ cấu và các kho dự trữ sẽ cần được bổ sung.

Trước tình hình trên, Ngân hàng đầu tư UBS (Thụy Sỹ) đã hạ dự báo giá dầu Brent trong tháng 6 xuống 115 USD/thùng.

Đến ngày 15/4, tình hình đang diễn biến theo chiều hướng xấu. Các hãng tin đưa tin các quan chức EU được cho là đang lên kế hoạch giảm dần nhập khẩu dầu từ Nga nhưng biện pháp này sẽ không được công bố cho đến sau vòng hai bầu cử tổng thống Pháp.

EU đã áp 5 vòng trừng phạt tài chính với Nga kể từ ngày 24/2 nhưng vẫn chưa đánh vào nhập khẩu khí đốt bởi hàng hóa này quá quan trọng với Đức.

Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần kết thúc ngày 15/4 triển khai thêm 4 giàn khoan dầu và khí, nâng tổng số giàn khoan đang hoạt động lên 693, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, tuần tăng thứ 4 liên tiếp.

ĐỌC THÊM