Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng hợp thị trường dầu thô thế giới tuần 18/2022

Giá dầu có tuần biến động mạnh, được hỗ trợ bởi lo ngại rằng lệnh cấm của EU đối với dầu Nga có thể thắt chặt nguồn cung hơn nữa, nhưng bị áp lực bởi lo ngại đại dịch COVID-19 đang bùng phát có thể làm giảm nhu cầu nhiên liệu toàn cầu.

Tuần trước, Moscow đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với một số công ty năng lượng châu Âu, gây ra lo ngại về nguồn cung.

Trong khi lo ngại thiếu hụt nguồn dầu của Nga, các nhà phân tích cho biết một thỏa thuận với Iran có thể bổ sung thêm 1 triệu thùng/ngày cho thị trường.

Đến phiên giao dịch thứ Sáu, giá dầu thô tăng khoảng 4% khi giá xăng của Mỹ bật tăng lên mức cao kỷ lục, Trung Quốc dự kiến nới lỏng giản cách xã hội cho Thượng Hải cũng như giảm bớt các hạn chế cấm đi lại và cho mở lại các cửa hàng trong tháng này.

Theo đó, giá dầu Brent giao dịch trên sàn London tăng 3,77 USD, tương đương 3,5%, lên 111,22 USD/thùng.

Tuy nhiên, giá dầu Brent cũng bị kìm hãm bởi việc Liên minh châu Âu chưa thể áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga vì Hungary, một thành viên của liên minh, lo sợ quốc gia này sẽ rơi vào khủng hoảng nếu như nguồn cung năng lượng từ Nga bị cắt đứt.

Tại New York, giá dầu WTI tăng 4,04 USD, tương đương 3,8%, lên 110,16 USD/thùng. Chốt tuần, giá dầu WTI tăng 0,7%. Giá dầu WTI tăng do năng lực lọc hóa dầu tại Mỹ đang bộc lộ nhiều vấn đề, khiến cho giá nhiên liệu tại quốc gia này tăng cao kỷ lục. Giá dầu diesel tăng lên ngưỡng hơn 6 USD/gallon trong khi giá xăng cũng tăng cao hơn 4,5 USD/gallon.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết tâm kiểm soát lạm phát mà không kéo nền kinh tế rơi vào suy thoái thông qua một loạt các đợt tăng lãi suất.

Tham vọng này có thể sẽ khó lòng đạt được, không bởi vì giá dầu hiện đang ở ngưỡng trên 100 USD/thùng, mà bởi vì động cơ kiếm tiền của các công ty lọc hóa dầu, trong khi phần còn lại của nền kinh tế gặp khó.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cảnh báo rằng giá nhiên liệu tăng cao, bên cạnh đó là đà tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế, sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình hồi phục nhu cầu toàn cầu trong phần còn lại của năm 2022 và năm 2023. 

Hôm thứ Năm tuần trước, OPEC đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới cho năm 2022 trong tháng thứ hai liên tiếp, với lý do xung đột giữa Nga và Ukraine, lạm phát gia tăng và bùng phát dịch Covid-19 trở lại ở Trung Quốc.

Theo đó, trong một báo cáo hàng tháng, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho biết nhu cầu thế giới sẽ tăng 3,36 triệu thùng/ngày vào năm 2022, giảm 310.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.

Sản lượng của OPEC trong tháng 4 đã tăng 153.000 thùng/ngày lên 28,65 triệu thùng/ngày, thấp hơn mức tăng 254.000 thùng/ngày mà OPEC được phép theo thỏa thuận OPEC +.

ĐỌC THÊM