Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ai thực sự hưởng lợi từ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran?


Kể từ khi Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), Washington đã và đang thúc ép các đồng minh chấm dứt tất cả việc nhập khẩu dầu của Iran từ ngày 4 tháng 11. Hơn nữa, trong một cuộc họp ngày 26 tháng 6, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao khá kiên quyết rằng Hoa Kỳ sẽ không gia hạn hay cấp bất kỳ sự miễn trừ nào thời hạn đó. Tuyên bố này tạo ra cảm giác khẩn cấp và giá dầu đã tăng hơn 3,5%. Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cũng đổ lỗi cho hành động của Tổng thống Trump khiến giá dầu cao trong một cuộc phỏng vấn với CNN. Xét cho cùng, việc tăng giá phục vụ lợi ích cho các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ như Saudi Arabia, Nga và Iraq, nhất là bởi vì họ có thể đóng vai trò như là sản phẩm thay thế cho dầu của Iran.

Iran là nước sản xuất dầu lớn thứ ba trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và trong tháng 5 năm 2018 đã xuất khẩu khoảng 2,7 triệu thùng dầu mỗi ngày. Trung Quốc, một trong những khách hàng lớn nhất đã nhập khẩu gần 27% tổng dầu xuất khẩu của Iran, tiếp theo là Ấn Độ với 16%, Hàn Quốc với 10%, Nhật Bản với 7% và Thổ Nhĩ Kỳ với 10%. Xét đến xuất khẩu của Iran đã giảm xuống còn khoảng 1-1,5 triệu thùng/ngày trong giai đoạn 2013-2015 khi áp các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh (từ 2,5 triệu thùng/năm năm 2011 xuống còn khoảng 1 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2013), tùy thuộc vào bao nhiêu quốc gia tuân theo yêu cầu của Nhà trắng về lệnh trừng phạt, chúng ta có thể dự báo xuất khẩu của Iran giảm từ 200.000 thùng/ngày tới 1 triệu thùng/ngày.

Sự thiếu hụt này sẽ khiến các nước trong khu vực phải tìm đến các nhà cung cấp khác để lấp đầy khoảng trống. Ví dụ, việc hạn chế mua dầu từ Iran sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ phó mặc cho Nga.

Năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu tổng cộng 24,9 triệu tấn dầu thô, chủ yếu từ Iran (gần 50%) và phần còn lại từ Iraq, Nga, Kuwait và Saudi Arabia. Xét đến thực tế rằng Iraq, nhà cung cấp dầu tiềm năng khác có thể thay thế cho dầu của Iran, là một lựa chọn bất ổn và liều lĩnh hơn. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ tuân thủ và thực hiện các hạn chế do Mỹ yêu cầu, cuối cùng Nga sẽ cung cấp hơn 60% dầu cho Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài việc đã cung cấp phần lớn khí tự nhiên cho quốc gia này.

Một người chiến thắng nữa nếu lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ được áp dụng rộng rãi đó sẽ là Saudi Arabia. Việc giảm mạnh xuất khẩu dầu của Iran (giả định, hơn một triệu thùng/ngày) có thể sẽ đẩy mạnh sản lượng của Ảrập Xêút lên những con số chưa từng thấy từ cuối những năm 1960, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Về phần mình, Hàn Quốc đã thông báo rằng họ sẽ chấm dứt nhập khẩu dầu thô Iran vào cuối tháng Bảy, dừng tất cả các chuyến hàng. Theo Bloomberg, điều này khiến Iran không có lựa chọn nào khác ngoài việc thuyết phục Trung Quốc, khách hàng lớn nhất, mua thêm dầu của mình. Điều này có thể tạo ra một mối quan hệ không cân bằng giữa hai nước, buộc Iran phải trở nên quá phụ thuộc và lệ thuộc vào Trung Quốc. Mối quan hệ bất bình đẳng này có thể là tích cực đối với Trung Quốc, vì nó có thể khiến nước này trở thành người mua dầu thô Iran duy nhất lớn nhất, tạo ra đòn bẩy mạnh mẽ trên toàn bộ nền kinh tế Iran.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM