Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ấn Độ và Trung Quốc có thể giảm thiểu thiệt hại cho Iran

Bao nhiêu dầu từ Iran sẽ bị gián đoạn vì các lệnh trừng phạt của Mỹ? Các quan chức Mỹ đã xem đi xem lại điều này, nhưng nhiều trong số những người quyết định bao nhiêu dầu của Iran sẽ bị loại bỏ là ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Trong những tháng gần đây, cả Ấn Độ và Trung Quốc mỗi nước đều mua hơn 600.000 thùng/ngày từ Iran. Tổng số dầu đó chiếm khoảng 60% xuất khẩu dầu của Iran, điều này làm cho chúng cực kỳ quan trọng khi các lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực.

Không rõ Ấn Độ sẽ đi theo con đường nào. Bởi vì nằm gần về địa lý, và cơn khác dầu ngày càng nhiều, Ấn Độ là một nước mua dầu chính của Iran. Nhưng chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đã có một mối quan hệ tích cực với cả chính quyền Obama và Trump, không phải là một thành tích nhỏ. Trong khi Trump đã phá hủy mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với rất nhiều quốc gia, thì Ấn Độ lại tìm mọi cách để tránh cơn thịnh nộ của Trump.

Điều đó có thể sẽ thay đổi nếu Ấn Độ chế giễu các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran và tiếp tục nhập khẩu dầu. Nhưng nhu cầu về dầu nhập khẩu của Ấn Độ đặt nước này vào tình huống khó khăn, đặc biệt là với giá nhiên liệu cao hơn khiến một số người dân không hài lòng. Nó có thể tốn kém hơn để ngừng mua dầu từ Iran và mua ở nơi khác. Và trong đợt cấm vận lần trước, trước thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, Ấn Độ là một trong số ít các quốc gia vẫn tiếp tục mua dầu từ Iran.

Kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran hồi tháng Năm, các báo cáo cho rằng Iran đã cung cấp cho Ấn Độ "chế độ vận chuyển hầu như miễn phí và thời hạn tín dụng kéo dài 60 ngày", các điều khoản ưu đãi nhằm ngăn Ấn Độ cắt đứt với Iran. “Chúng tôi có thể mua dầu Basra Heavy, Saudi hoặc Kuwait để thay thế cho Iran. Việc tìm kiếm các thùng dầu thay thế không phải là vấn đề, nhưng nó phải mang lại giá trị kinh tế tốt nhất”, một nguồn tin ở New Delhi nói với Reuters hồi tháng trước.

Nhưng các dấu hiệu khác cho thấy chính phủ Modi đang đi theo hướng tuân thủ các yêu cầu của Washington. Hồi tháng 6, Reuters cho biết Bộ dầu mỏ Ấn Độ đã thông báo với các nhà máy lọc dầu hàng đầu nước này chuẩn bị “giảm mạnh hoặc ngưng”  nhập khẩu dầu từ Iran.

Một số người cho rằng Ấn Độ có thể nhập khẩu dầu từ Mỹ, điều này sẽ phục vụ cho nhiều mục đích cùng một lúc. Nó có thể giúp cho Ấn Độ có một nguồn dầu thay thế, và cũng sẽ cắt giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Ấn Độ, cũng tạo ra ý muốn tốt với chính quyền Trump trên con đường thương mại của mình. Ấn Độ có thể hình dung được việc miễn thuế thép nếu nó tuân thủ các yêu cầu của Mỹ đối với Iran.

Abhishek Kumar, một nhà phân tích năng lượng cao cấp tại Interfax Energy, London, nói với Bloomberg: “Các biện pháp trừng phạt sắp tới đối với Iran mang lại cơ hội vàng để thương mại hóa nhiều dầu mỏ của Mỹ hơn tại thị trường Ấn Độ”. "Căng thẳng thương mại đang leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng sẽ mang lại lợi ích cho nhiều dầu của Mỹ đến thị trường Ấn Độ."

Mặt khác, Trung Quốc đang ở trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác. Chiến tranh thương mại mở ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thực sự có thể thúc đẩy Bắc Kinh mua dầu nhiều hơn từ Iran, chứ  không phải ít hơn. Chưa kể đến, khi các nhà máy lọc dầu ở châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc đã bắt đầu cắt giảm mua dầu từ Iran, thì có rất nhiều nguồn cung từ Iran đang tìm kiếm điểm đến. Iran có thể sẽ giảm giá cho các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc, và Trung Quốc có lẽ sẽ sẵn sàng thu mua nguồn cung dồi dào vì giá rẻ. "Chúng tôi không gặp bất kỳ vấn đề nào trong việc bán dầu cho Trung Quốc”, một quan chức Iran nói với tờ Wall Street Journal.

Thậm chí còn hấp dẫn hơn với Trung Quốc là khả năng tiến hành việc mua bán bằng đồng nhân dân tệ, điều này sẽ phục vụ cho mục tiêu kép là nâng cao tiền tệ của Trung Quốc và củng cố hợp đồng dầu mỏ kỳ hạn Thượng Hải. Châu Âu thậm chí có thể sẽ lặng lẽ ủng hộ việc Trung Quốc mua dầu của Iran nhiều hơn trong một nỗ lực nhằm giữ cho thỏa thuận hạt nhân còn hiệu lực.

Trong khi đó, Tổng thống Trump vừa mới đe dọa sẽ leo thang cuộc chiến thương mại lên một mức độ mới. Trong một cuộc phỏng vấn của CNBC phát sóng hôm thứ Sáu, Trump cho biết ông sẵn sàng đánh thuế mọi hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. "Tôi đã sẵn sàng để đi đến con số 500 tỷ USD," Trump nói, đề cập đến 505 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc trong năm ngoái.

Rất ít nhà phân tích nghĩ rằng Trung Quốc sẽ phải chịu sức ép. Cuộc chiến thương mại sẽ chỉ gia tăng nếu Trump tiến lên phía trước. Việc mua nhiều dầu từ Iran nhất có thể sẽ là một cách để trả đũa các yêu cầu của Washington.

Trong một phạm vi lớn, tổng khối lượng dầu bị gián đoạn từ Iran do các biện pháp trừng phạt sẽ được xác định bởi việc Mỹ muốn siết chặt bao nhiêu. Một quan chức của Bộ Ngoại giao cho biết hồi tháng Sáu rằng mục tiêu cắt giảm xuất khẩu dầu của Iran về 0 đã khiến cho giá dầu tăng vọt. Kể từ đó, chính phủ Mỹ đã dịu bớt giọng điệu của mình, khiNgoại trưởng Mike Pompeo cho rằng ông sẽ “cân nhắc” các yêu cầu xin miễn trừ.

Tuy nhiên, ngay cả khi Mỹ muốn áp đặt "áp lực tối đa", thì Trung Quốc và Ấn Độ, cùng nhau chiếm gần hai phần ba xuất khẩu dầu của Iran, vẫn nắm giữ rất nhiều yếu tố chi phối.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM