Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các thay đổi của Dự thảo Nghị Định KDXD 2024 so với NĐ80

 

Giá cơ sở

(đang áp dụng)

Giá bán xăng dầu tối đa

(theo dự thảo Nghị định mới về KD xăng dầu 2024)

Định nghĩa

Giá cơ sở xăng dầu là căn cứ để Bộ Công thương điều hành, giá bán lẻ xăng dầu trong nước và được tính dựa trên các yếu tố hình thành giá tổng hợp từ các nguồn xăng dầu sản xuất trong nước, nhập khẩu.

Giá bán xăng dầu tối đa là giá bán cao nhất do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu công bố

Căn cứ xác định

Yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu được xây dựng căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành có liên quan, kết quả tổng hợp số liệu từ các thương nhân đầu mối và tình hình thực tế hoạt động kinh doanh xăng dầu trong từng thời kỳ

Căn cứ vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu quyết định giá bán xăng dầu trong hệ thống phân phối của mình phù hợp với chi phí phát sinh thực tế tại doanh nghiệp

Công thức

Giá cơ sở xăng dầu được xác định bằng (=) giá xăng dầu từ nguồn nhập khẩu nhân với (x) tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn nhập khẩu cộng (+) giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước nhân với (x) tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước

Giá bán xăng dầu tối đa bằng (=) {Giá xăng dầu thế giới (x) tỷ giá ngoại tệ} cộng (+) thuế nhập khẩu cộng (+) thuế tiêu thụ đặc biệt cộng (+) thuế bảo vệ môi trường cộng (+) thuế giá trị gia tăng cộng (+) tỷ lệ % chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

Thời gian giữa 02 lần điều chỉnh

7 ngày lịch (điều chỉnh vào ngày thứ Năm hàng tuần)

Thời gian giữa 02 lần điều chỉnh: 15 ngày lịch

Rà soát điều chỉnh các yếu tố hình thành

1. Các yếu tố cấu thành giá cơ sở như: giá Ethanol, tỷ trọng sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước và nhập khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu bình quân gia quyền, chi phí đưa xăng dầu từ NN về cảng VN, Premium để tính giá XD từ nguồn SX trong nước, chi phí đưa XD từ các NMLD trong nước về đến cảng, … được Bộ Công thương/Bộ Tài chính cập nhật điều chỉnh định kỳ hàng tháng/Quý

2. Các yếu tố cấu thành khác như: trích/sử dụng Quỹ BOG, thuế BVMT, chi phí định mức, lợi nhuận định mức,…được Bộ Công thương và Bộ Tài chính công bố áp dụng theo từng thời điểm

1. Giá xăng dầu thế giới là giá xăng dầu thế giới tính bình quân 15 ngày liên tiếp

2. Tỷ giá ngoại tệ là tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ bán ra cuối ngày của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tính bình quân 15 ngày theo số ngày có giá xăng dầu thế giới

3. Tỷ lệ chi phí kinh doanh của doanh nghiệp được tính theo các mức tối đa như sau:

- Tỷ lệ chi phí kinh doanh tối đa là 20% trong trường hợp bình quân giá xăng dầu thế giới 15 ngày đạt mức 30 USD/thùng;

- Tỷ lệ chi phí kinh doanh tối đa là 10% trong trường hợp bình quân giá xăng dầu thế giới 15 ngày đạt mức trên 30 USD/thùng đến 60 USD/thùng;

- Tỷ lệ chi phí kinh doanh tối đa là 07% trong trường hợp bình quân giá xăng dầu thế giới 15 ngày đạt mức trên 60 USD/thùng đến 90 USD/thùng;

- Tỷ lệ chi phí kinh doanh tối đa là 05% trong trường hợp bình quân giá xăng dầu thế giới 15 ngày đạt mức trên 90 USD/thùng đến 120 USD/thùng;

- Tỷ lệ chi phí kinh doanh tối đa là 04% trong trường hợp bình quân giá xăng dầu thế giới 15 ngày đạt mức trên 120 USD/thùng.

4. Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định pháp luật về thuế

Ưu điểm

1. Việc thu thập, tổng hợp số liệu các yếu tố cấu thành giá cơ sở được thực hiện trên cơ sở báo cáo của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu nên có tính đại diện cao, phản ảnh chi phí thực tế bình quân mà các Đầu mối phát sinh.

2. Xác định cụ thể việc đối với giá bán lẻ vùng 2 (tối đa không quá 2% so với giá vùng 1)

Doanh nghiệp được chủ động hơn trong việc xác định giá bán xăng dầu trong hệ thống

Nhược điểm

1. Các yếu tố cấu thành giá cơ sở được xác định trên cơ sở Quý trước và áp dụng cho Quý sau liền kề có thể chưa sát với thực tế thị trường khi chi phí của Doanh nghiệp có nhiều biến động (mức phụ phí mua hàng từ các NMLD trong nước, phụ phí nhập khẩu.

2. Chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, Premium và chi phí đưa xăng dầu từ các NMLD trong nước về đến cảng (nếu có) hiện nay đang được Liên Bộ Tài chính- Công thương tính toán trong công thức giá cơ sở là đồng/lít, chưa tính đến biến động của tỷ giá USD/VNĐ trong khi thực tế nhiều khoản chi phí đang tính theo USD/thùng. Trong thời gian qua, tỷ giá đồng USD đã biến động và tăng cao nên mức chi phí cố định theo đồng/lít này chưa phù hợp, làm cho giá cơ sở chưa sát với thực tế thị trường

1. Chi phí kinh doanh của Doanh nghiệp phải là chi phí thực tế. Như vậy, Doanh nghiệp phải sử dụng số liệu chi phí được kiểm toán của năm trước (hoặc bình quân của 2, 3 năm trước) liền kề khi xác định giá bán XD tối đa cho thời điểm hiện tại. Các chi phí này bị tác động nhiều bởi các yếu tố: trượt giá, biến động tỷ giá,…qua thời gian, nếu lấy làm căn cứ xác định giá bán XD tối đa sẽ không phù hợp và chưa sát với thực tế chi phí phát sinh của Doanh nghiệp  

2. Đối với các lô hàng nhập khẩu, mức thuế NK thay đổi tùy từng Quốc gia mà DN nhập hàng, mức phụ phí nhập cũng biến động tùy thuộc vào từng điều kiện thương mại (CFR hay CIF) thời điểm, từng size hàng,…Vì vậy, Đầu mối có thị phần lớn, có thế mạnh về hệ thống bán lẻ sẽ có nhiều lợi thế khi xác định giá bán XD tối đa trong hệ thống, gây cạnh tranh chưa bình đẳng với các Đầu mối còn lại.

3. Tỷ giá tính bình quân 15 ngày lấy theo Ngân hàng Vietcombank cũng có thể gây khó khăn cho Doanh nghiệp do chênh lệch về Tỷ giá giữa các Ngân hàng khi Doanh nghiệp thực tế phải đi mua ngoại tệ ở Ngân hàng khác để thanh toán các lô hàng Nhập khẩu.

4. Thời gian giữa 2 lần điều chỉnh giá bán XD tối đa là 15 ngày (gấp đôi hiện nay) là tương đối dài, trường hợp giá XD thế giới biến động mạnh, nếu chậm điều chỉnh giá bán thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của Doanh nghiệp và cả Người tiêu dùng (nếu xảy ra tình trạng găm hàng, điều chỉnh giá)

5. Giữa các Đầu mối trên thị trường khó xác định được cùng 1 thời điểm trong ngày để áp dụng điều chỉnh giá bán xăng dầu tối đa.

6. Trong những thời điểm giá thế giới biến động lên/xuống, nếu tỷ lệ chi phí kinh doanh biến động ngược chiều với giá XD thế giới sẽ gây khó khăn trong công tác tiêu thụ, đảm bảo nguồn cũng như bình ổn nguồn hàng cho thị trường.

7. Chưa quy định giá bán vùng 2.

Nguồn: Xangdau.net

ĐỌC THÊM