Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cắt giảm sản lượng của Opec+ có nguy cơ cản trở lạm phát toàn cầu nới lỏng

Việc Opec+ bất ngờ cắt giảm sản lượng dầu thêm khoảng một triệu thùng mỗi ngày, vào thời điểm mà nguồn cung dự kiến sẽ bị thắt chặt trong năm nay, có nguy cơ làm tăng lạm phát giá năng lượng và dẫn đến giá lương thực cao hơn. Quyết định này đã bổ sung thêm khoảng 5 đô la vào giá dầu năm 2023, với mức giá dầu trên 100 đô la một lần nữa xuất hiện.

Lạm phát có thể đã lùi bước trước những vấn đề của hệ thống ngân hàng, nhưng nó vẫn tồn tại và ở mức cao - và quyết định bất ngờ của Opec + về việc cắt giảm mức sản xuất cho thấy rằng việc giảm giá năng lượng một cách phù hợp không thể bị phụ thuộc và các nguy cơ đẩy lạm phát lên mặt bằng cao đã và đang tăng lên trong năm qua.

Nhóm chín nhà sản xuất dầu là thành viên của liên minh dầu mỏ tuyên bố họ sẽ giảm sản lượng 1 triệu thùng mỗi ngày, điều mà ING mô tả là “một quyết định khá kỳ quặc” vì giá dầu giảm trong thời kỳ thị trường tài chính biến động gần đây đã phục hồi một phần và các yếu tố cơ bản củng cố thị trường dầu mỏ vẫn được dự báo sẽ thắt chặt trong năm nay.

Bước sang năm 2023, sự đồng thuận chung là nguồn cung dầu sẽ khan hiếm trong nửa cuối năm, với các nhóm nghiên cứu của ngân hàng toàn cầu dự đoán mức giá trên 90 đô la một thùng. Quyết định cắt giảm sản lượng đã làm tăng mức thâm hụt sản lượng dầu dự kiến của ING lên hơn 2 triệu thùng mỗi ngày so với mức 1,3 triệu thùng mỗi ngày trước khi có quyết định từ quý hai đến cuối năm.

Điều đó đã đẩy dự báo giá dầu thô Brent của ING lên trên 100 đô la một thùng, nằm ở mức cao nhất trong dự báo của ngân hàng. Barclays đang tăng dự đoán của mình thêm 5 đô la lên 92 đô la một thùng trong năm nay và Goldman Sachs lên 95 đô la một thùng vào tháng 12 năm nay, cũng tăng 5 đô la.

Tin tức về sự thu hẹp sản xuất này không tốt cho lạm phát trên cả hai mặt. Nó góp phần tạo ra sự không chắc chắn và biến động gắn liền với giá dầu, và nó cũng có thể dẫn đến lạm phát cao hơn trừ khi sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc không như dự kiến và giá dầu không bị thúc đẩy bởi nhu cầu quá mức.

Sự biến động của tài sản trên thị trường tài chính đã tăng lên trong nhiều năm nay, nhưng IMF đặc biệt quan tâm đến tác động của biến động giá cả hàng hóa đối với sự dao động của lạm phát và cuối cùng là tăng trưởng.

Trong phân tích gần đây, xem xét tăng trưởng kinh tế và lạm phát bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự biến động trong điều kiện thương mại hàng hóa, IMF nhận thấy rằng sự dao động của giá cả hàng hóa có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế dài hạn, đặc biệt là đối với các nhà xuất khẩu hàng hóa và biến động giá cả hàng hóa có thể là tăng sự biến động của lạm phát trong nước trong trung hạn.

IMF tin rằng nguy cơ tăng giá năng lượng và lương thực vẫn còn, mặc dù áp lực giá hàng hóa đã “giảm bớt phần nào” nhưng vẫn ở mức cao so với tiêu chuẩn lịch sử.

“Sự gián đoạn đối với các thị trường hàng hóa này có thể xuất hiện trở lại, gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với an ninh lương thực và năng lượng.”

IMF cũng cảnh báo rằng sự phân mảnh kinh tế địa lý ngày càng tăng và biến đổi khí hậu làm tăng thêm rủi ro. Quyết định cắt giảm sản lượng của Opec+, mặc dù Hoa Kỳ nói rằng động thái đó là “không khôn ngoan,” là bằng chứng rõ ràng hơn về sự xấu đi trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út (chiếm 50% sản lượng của tổ chức).

Theo ING, điều này cũng cho thấy niềm tin của thành viên rằng họ sẽ không nhận thấy phản ứng mạnh về nguồn cung từ các nhà sản xuất Hoa Kỳ như trong quá khứ. Gia đoạn bơm càng nhiều càng tốt của các nhà sản xuất Hoa Kỳ đã không còn nữa, và giờ đây trọng tâm là kỷ luật vốn và lợi nhuận của cổ đông. Điều đó đặt các thành viên Opec+ vào vị trí tối đa hóa doanh thu mà không sợ mất thị phần đáng kể.

Tất cả những rủi ro này làm tăng thêm sự không chắc chắn về triển vọng lạm phát toàn cầu. Trong khi lạm phát toàn phần đang giảm, vẫn có những lo ngại về sự tồn tại của lạm phát cơ bản. Giá năng lượng tăng sẽ trực tiếp làm tăng lạm phát toàn phần và thông qua việc tăng giá lương thực – làm mất đi tác dụng mà các ngân hàng trung ương đã đạt được trong nỗ lực kiềm chế lạm phát trong năm ngoái và kéo dài thời gian tăng lãi suất có nguy cơ gây áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.

Lạm phát giá năng lượng dẫn đến lạm phát giá lương thực, với cả hai biến động song song trong 75% thời gian kể từ năm 2004. Báo cáo G20 của IMF về tác động kinh tế vĩ mô của tình trạng mất an ninh lương thực và năng lượng cho biết có ba lý do đáng chú ý cho sự biến động này. Đó là:

  1. Hoạt động toàn cầu tác động trực tiếp đến nhu cầu đối với hàng hóa là đầu vào của sản xuất lương thực.
  2. Biến động giá dầu và khí đốt ảnh hưởng đến giá lương thực do tầm quan trọng của năng lượng trong sản xuất lương thực.
  3. Giá dầu cao hơn làm tăng giá lương thực do các nhà sản xuất lương thực thay thế dầu bằng nhiên liệu sinh học làm nguồn năng lượng, sau đó làm tăng nhu cầu và giá của các loại cây trồng cơ bản.

Tuy nhiên, hiện tại, tin tức về lạm phát là tương đối đáng khích lệ. Trong tuần qua, thước đo lạm phát mà Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ ưu tiên sử dụng như một chỉ báo về áp lực giá cả trong nền kinh tế – chỉ số giá Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân – đã có dấu hiệu giảm dần. Chỉ số này tăng 5% so với cùng kỳ một năm trước trong tháng 2 – chậm hơn so với mức tăng hàng năm là 5,3% của tháng 1. Trong khi đó, lạm phát cơ bản cũng tăng ở mức chậm hơn là 4,6% so với một năm trước.

Tại châu Âu, văn phòng thống kê của EU, Eurostat, đã công bố ước tính lạm phát nhanh cho tháng 3 trên 20 quốc gia sử dụng đồng euro. Cơ quan này dự kiến lạm phát sẽ giảm xuống  còn 6,9% - tốc độ chậm nhất trong một năm và thấp hơn nhiều so với mức 8,5% của tháng 2.

Giá năng lượng dự kiến sẽ giảm - 0,9% so với một năm trước so với 13,7% trong tháng 2. Nhưng giá thực phẩm, rượu và thuốc lá dự kiến sẽ tăng mạnh nhất, tăng lên 15,4% so với mức 15% trong tháng 2.

Ngân hàng trung ương đã xác định cụ thể cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine và sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc như dự kiến sẽ giữ cho thị trường dầu mỏ toàn cầu “tương đối thắt chặt” – và đó là trước khi có thông báo của Opec+.

Một năm đầy bất ngờ lại trôi qua và thông báo của Opec+ đã gây thêm một nguyên nhân khác gây lo ngại trong một môi trường kinh tế vĩ mô vốn đã cực kỳ phức tạp và khó đoán.

© 2023 Bản quyền thuộc Xangdau.net. All Rights Reserved

ĐỌC THÊM