Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá xăng dầu hôm nay 8/5: WTI và Brent cùng tăng

Giá dầu Brent và WTI tăng nhẹ ở phiên đầu tiên của tuần sau ba tuần lao dốc liên tiếp.

Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 8/5 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2023 tăng 32 cent, tương đương 0,45%, lên mức 71,66 USD/thùng. Còn dầu Brent giao tháng 7 tăng 25 cent, tương đương 0,33%, lên mức 75,55 USD/thùng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tuần trước, giá dầu Brent đã giảm khoảng 5,3% và dầu WTI giảm 7,1%, trải nghiệm tuần giảm thứ ba liên tiếp. Sự sụt giảm này là do một loạt yếu tố, trong đó có nỗi sợ hãi mới sau sự sụp đổ của một số ngân hàng Mỹ, việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, lo ngại về dữ liệu sản xuất và công nghiệp yếu từ Trung Quốc cũng như lượng hàng tồn kho của Mỹ giảm trong khi thỏa thuận khôi phục lại xuất khẩu dầu mỏ của người Kurd đã thất bại.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tuần trước đã quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm phần trăm tại cuộc họp chính sách vào đầu tháng 5. Hiện, lãi suất chuẩn đang nằm trong phạm vi 5 - 5,25%. Quyết định này của Fed đúng như dự đoán của nhiều chuyên gia và nhà phân tích. Tuy nhiên, sự tăng lãi suất này cũng là nhân tố tác động đến sự lao dốc của giá xăng dầu. Đây là lần tăng lãi suất thứ 10 liên tiếp của Fed.

Chủ tịch Fed Jerome Powell thừa nhận, sau cuộc họp chính sách lãi suất tăng cao đang gây áp lực cho các hộ gia đình, dù thị trường lao động vẫn mạnh mẽ. Ông Powell còn cảnh báo rằng trong thời gian tới, nền kinh tế Mỹ “nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn nữa khi các điều kiện tín dụng bị thắt chặt lại”. Báo cáo việc làm tháng 4 khả quan có thể buộc Fed phải tăng lãi suất lên cao hơn nữa.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm, thấp hơn so với mức tăng của những tháng trước đó và là lần tăng lãi suất thứ bảy của ECB. Sự giảm tốc độ tăng lãi suất này của ECB lại có tác dụng thúc đẩy nhẹ giá dầu, khiến giá xăng dầu quay đầu tăng tốc hơn 4% ở hai phiên giao dịch cuối cùng của tuần, lấy lại được phần nào những mất mát hồi đầu tuần.

ECB cũng để ngỏ các lựa chọn đối với các động thái trong tương lai khi cơ quan này đang nỗ lực chống lạm phát tại khu vực đồng euro hiện vẫn đang ở mức cao. Giá dầu đã giảm bất chấp dự trữ dầu thô tại kho dự trữ dầu chiến lược giảm 2 triệu thùng xuống còn 364,9 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 10-1983 và là mức giảm trong tuần thứ ba liên tiếp, theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA).

Thêm vào đó, nhu cầu về nhiên liệu động cơ trước mùa lái xe cao điểm vào mùa hè ở Mỹ đã giảm đáng kể, giảm 9,4%, xuống còn 8,6 triệu thùng/ngày. Tuần này, giá dầu sẽ biến động theo tâm lý và đặc biệt là cách Mỹ giải quyết những lo ngại đang diễn ra xung quanh khu vực ngân hàng, liệu Iraq có khôi phục lại được lượng xuất khẩu 450.000 thùng dầu/ngày hay không, và dữ liệu lạm phát của Trung Quốc.

Lạm phát ở Trung Quốc tăng lên có thể được coi là một dấu hiệu tích cực đối với nhu cầu dầu mỏ trong khi lạm phát giảm hơn nữa có thể cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng giảm và thúc đẩy chính quyền Trung Quốc tiến hành nới lỏng tiền tệ hơn nữa nhằm kích thích tăng trưởng.

Nguồn tin: Kinh tế & Đô thị

ĐỌC THÊM