Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Hội đồng chuyên gia y tế thế giới thống nhất về định nghĩa 'Hội chứng COVID kéo dài' ở trẻ em

Các nhà khoa học và chuyên gia y tế trên khắp thế giới đã thống nhất định nghĩa nghiên cứu về “hội chứng COVID kéo dài” (long COVID) ở trẻ em, theo một nghiên cứu tại Vương quốc Anh, đây là sự đồng thuận đầu tiên dành cho những người trẻ tuổi.

Bài báo được xuất bản trên tạp chí Archives of Disease in Childhood, định nghĩa hội chứng COVID kéo dài, hoặc di chứng hậu COVID-19, là một bệnh "xảy ra ở những người trẻ có tiền sử nhiễm SARS CoV-2 đã được xác nhận, có ít nhất một triệu chứng thực thể dai dẳng trong thời gian tối thiểu 12 tuần sau xét nghiệm ban đầu mà không thể giải thích được bằng chẩn đoán khác. Các triệu chứng có ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, có thể tiếp tục hoặc tiến triển sau khi nhiễm COVID-19, và có thể thay đổi thất thường hoặc tái phát theo thời gian".

Các nhà nghiên cứu cho biết, có hơn 200 triệu chứng liên quan đến Long COVID ở người lớn, nhưng các triệu chứng phổ biến nhất ở cả người lớn và trẻ em là tương tự nhau, đặc biệt là mệt mỏi và đau đầu. Nhưng ‘long-COVID’ ở trẻ em ít được biết đến. Các nhà nghiên cứu cho biết cũng có sự khác biệt bao gồm dữ liệu ban đầu cho thấy tỷ lệ cao hơn về số bệnh nhân trẻ tuổi hơn không có triệu chứng tại thời điểm nhiễm bệnh ban đầu, khiến một định nghĩa riêng biệt trở nên hữu ích.

Các tác giả viết: “Hiện tại vẫn chưa rõ liệu ‘long-COVID’ có tượng trưng cho một hay nhiều điều kiện khác nhau và do đó rất khó để đưa ra một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi cho điều kiện này”.

“Do đó, nghiên cứu về mức độ phổ biến và tác động của ‘long-COVID’ đã gặp trở ngại, do đó làm trì hoãn việc thực hiện các chính sách cũng như dịch vụ có thể giúp [trẻ em và thanh niên] bị ảnh hưởng.”

Định nghĩa đã được thống nhất bởi một hội đồng gồm những người tham gia có chuyên môn, kiến ​​thức và kinh nghiệm liên quan. Trong số những người được mời tham gia, có tổng cộng 120 người đã đăng ký. Ngoài ra, trẻ em trong độ tuổi từ 11 đến 17 cũng được đưa vào cuộc khảo sát.

Các tác giả của nghiên cứu cho biết định nghĩa này phù hợp với định nghĩa ca lâm sàng được WHO đề xuất cho người lớn, và nếu được áp dụng rộng rãi, có thể giúp các nhà nghiên cứu tính toán chính xác hơn về tình trạng bệnh và tác động của nó đối với bệnh nhân.

WHO định nghĩa hội chứng COVID kéo dài ở người lớn là “những người có tiền sử nhiễm SARS CoV-2 có thể nhiễm hoặc đã được xác nhận, thường là ba tháng kể từ khi bắt đầu nhiễm COVID-19, với các triệu chứng kéo dài ít nhất hai tháng và không thể giải thích bằng các chẩn đoán khác”.

Vì không có định nghĩa chính thức nào về trẻ em mắc di chứng hậu COVID-19 - thuật ngữ của WHO – nên việc so sánh và đánh giá các nghiên cứu khác nhau là một thách thức. Các nhà nghiên cứu cho biết các định nghĩa khác nhau về số lượng, hình thức và thời gian của các triệu chứng, dẫn đến ước tính từ 1% đến 51% xét về thời gian ‘long-COVID’ phổ biến như thế nào ở trẻ em.

Để đạt được sự đồng thuận, những người tham gia hội đồng phải cho điểm từ một đến chín trên 49 phát biểu liên quan đến ‘long-COVID’. Điểm từ một đến ba có nghĩa là tuyên bố đó không quan trọng, trong khi điểm từ bốn đến sáu có nghĩa là nó quan trọng. Điểm từ bảy đến chín có nghĩa là nó rất quan trọng.

Các tuyên bố được phát triển dựa trên các tài liệu hiện có, hướng dẫn của Viện NICE (National Institute for Health and Care Excellence) của Vương quốc Anh về việc đối phó với ảnh hưởng của hội chứng COVID kéo dài, hướng dẫn về COVID-19 của hệ thống chăm sóc sức khỏe NHS (National Health Service) thuộc Vương quốc Anh, và những nguồn khác. Sau đó, chúng được cắt giảm thành ba giai đoạn với 10 câu hỏi cuối cùng được thảo luận trong một cuộc họp đồng thuận và cuối cùng rút xuống còn năm. Các câu hỏi cuối cùng cũng được xem xét lại bởi một nhóm gồm tám trẻ em từ 11 đến 17 tuổi để đảm bảo tiếng nói của các em cũng được lắng nghe.

Các câu cuối cùng bao gồm việc xác định tình trạng:

• ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần hoặc xã hội của bệnh nhân

• ảnh hưởng tới một số khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như trường học, công việc, cuộc sống gia đình hoặc các mối quan hệ

• kéo dài ít nhất 12 tuần sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19, ngay cả khi các triệu chứng “tiến triển và suy yếu” trong khoảng thời gian đó

Các tác giả lưu ý một số hạn chế đối với nghiên cứu, bao gồm thực tế là nó được thực hiện bằng tiếng Anh. Các tác giả lưu ý rằng việc có đại diện từ các nước không nói tiếng Anh và các nước kém phát triển hơn sẽ được ưu tiên hơn vì mục tiêu của nghiên cứu là mang lại một định nghĩa cho phép so sánh giữa các nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới.

Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân biệt giữa định nghĩa nghiên cứu của họ và định nghĩa trường hợp lâm sàng.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Việc các nhóm bệnh nhân đại diện cho những người bị hội chứng COVID kéo dài lo ngại về một định nghĩa có thể làm hạn chế quyền tiếp cập vào các dịch vụ cần thiết là điều dễ hiểu”.

Nguồn tin: ctvnews.ca

© Bản tiếng Việt của xangdau.net

ĐỌC THÊM