Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Mặc dù số ca nhiễm giảm nhưng Giám đốc WHO cảnh báo "COVID vẫn chưa kết thúc"

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh hôm thứ Tư rằng "COVID chưa kết thúc với chúng ta", kêu gọi sự hỗ trợ nhiều hơn để chống lại đại dịch sau khi cơ quan này báo cáo số ca nhiễm mới đã giảm nhưng tử vong lại tăng lên trên toàn thế giới trong tuần qua.

Tedros Adhanom Ghebreyesus, khởi động một chiến dịch mới trị giá 23 tỷ USD để tài trợ cho những nỗ lực của WHO nhằm dẫn dắt việc triển khai công bằng các xét nghiệm, phương pháp điều trị và vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới, cảnh báo rằng "bệnh tật không có biên giới" và biến thể omicron có khả năng lây nhiễm cao đã cho thấy "Bất kỳ cảm giác an toàn nào cũng có thể thay đổi trong chốc lát."

Báo cáo dịch tễ học hàng tuần của WHO, được công bố vào cuối ngày thứ Ba, cho thấy số trường hợp mắc bệnh đã giảm 17% trên toàn thế giới trong tuần trước - bao gồm mức giảm 50% tại Mỹ - trong khi số ca tử vong trên toàn cầu tăng 7%.

Tedros cho hay: “Tùy thuộc vào nơi bạn sống, có thể cảm thấy như đại dịch COVID-19 đã gần kết thúc, hoặc có thể cảm thấy như nó đang ở giai đoạn tồi tệ nhất. Nhưng dù bạn sống ở đâu, COVID vẫn chưa kết thúc với chúng ta.”

Ông nói thêm: “Chúng tôi biết loại virus này sẽ tiếp tục phát triển, nhưng chúng ta không thể tự vệ được. Chúng ta có các công cụ để ngăn ngừa căn bệnh này, xét nghiệm và điều trị.”

Omicron, dễ lây lan hơn các biến thể khác nhưng nhìn chung đã gây ra bệnh ít nghiêm trọng hơn, chiếm gần 97% tổng số trường hợp được xác định bởi nền tảng theo dõi virrus quốc tế được gọi là GISAID. Chỉ hơn 3% là biến thể Delta.

WHO đã ghi nhận tổng cộng hơn 19 triệu ca mắc COVID-19 mới và gần 68.000 trường hợp tử vong mới từ ngày 31 tháng 1 đến ngày 6 tháng 2. Các chuyên gia cho biết số liệu này được cho là đánh giá thấp con số thực tế từ đại dịch.

Số ca nhiễm đã giảm ở từng khu vực trong số sáu khu vực của WHO, ngoại trừ khu vực phía đông Địa Trung Hải, nơi ghi nhận mức tăng 36%, đặc biệt là với sự gia tăng ở Afghanistan, Iran và Jordan.

Ở châu Âu, số ca nhiễm mới giảm 7% - dẫn đầu là sự sụt giảm đáng kể ở Bỉ, Pháp, Ý và Tây Ban Nha - ngay cả khi các quốc gia ở Đông Âu như Azerbaijan, Belarus và Nga ghi nhận số ca nhiễm hàng ngày gia tăng. Tại châu Mỹ, số ca mắc giảm 36%, trong đó Mỹ - vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất – với 1,87 triệu ca mác mới, giảm 50% so với tuần trước.

Vaccine dường như có hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh nặng do omicron. Cơ quan này cho biết các tiêm tăng cường đã làm tăng ước tính hiệu quả của vaccine lên hơn 75% đối với tất cả các loại vaccine mà dữ liệu có sẵn, mặc dù tỷ lệ này đã giảm sau ba đến sáu tháng sau khi tiêm.

WHO, tập hợp các nhà lãnh đạo như Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre cũng như các Bộ trưởng y tế, đã dẫn đầu một chiến dịch hôm thứ Tư để xin tài trợ mới cho chương trình ACT-Accelerator nhằm cung cấp các chẩn đoán, điều trị và vaccine ngừa COVID-19 cho mọi người trên toàn thế giới.

“Nếu bạn muốn đảm bảo tiêm chủng cho tất cả mọi người để chấm dứt đại dịch này, trước tiên chúng ta phải đưa sự công bằng vào hệ thống,” Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres phát biểu. "Sự bất bình đẳng về vaccine là thất bại đạo đức lớn nhất của thời đại chúng ta, và mọi người và các quốc gia đang phải trả giá."

Ramaphosa cho biết các nước giàu đã tiêm liều lượng vaccine cứu mạng nhiều hơn 14 lần và thực hiện các đợt xét nghiệm nhiều hơn 80 lần so với các nước có thu nhập thấp. Ở châu Phi, chỉ 8% người dân được tiêm chủng đầy đủ. Trong khi nhiều quốc gia giàu có triển khai liều tăng cường thứ ba hoặc thậm chí thứ tư, ông lưu ý rằng nhiều nhân viên y tế và người cao tuổi dễ bị tổn thương ở châu Phi “vẫn không được bảo vệ”.

Ông nói: “Sự kết thúc của đại dịch này đã ở trong tầm mắt, nhưng chỉ khi chúng ta cùng hành động vì sự bình đẳng và đoàn kết”.

Lời kêu gọi được đưa ra khi nhiều nước phương Tây giàu có - những nhà tài trợ chính cho WHO - đang nới lỏng các hạn chế ngăn chặn đại dịch sau khi số ca nhiễm COVID-19 bắt đầu giảm.

Nguồn tin: apnews.com

© Bản tiếng Việt của xangdau.net

ĐỌC THÊM