OPEC và các đồng minh của mình hôm thứ Tư đã tiếp tục cam kết "không đi chệch" khỏi mức tuân thủ 100% trong thỏa thuận nguồn cung của họ sau khi Ủy ban Giám sát Liên Bộ JTC gặp nhau, nhưng nhóm vẫn chưa giải quyết được chủ đề hạn ngạch đang gây tranh cãi.
Ủy ban Giám sát Chung (JMMC) cũng quyết định sẽ "tổ chức các cuộc họp hàng tháng (gặp mặt hoặc từ xa) với mục tiêu giám sát chặt chẽ hơn thị trường và đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp", theo một tuyên bố của OPEC.
Sáu bộ trưởng từ JMMC đã tham gia một cuộc họp từ xa của ủy ban kỹ thuật chung của nhóm sản xuất OPEC/ngoài-OPEC g tại trụ sở OPEC ở Vienna để xem xét các điều kiện thị trường và thảo luận về kế hoạch sản xuất.
Một đại biểu có mặt tại cuộc họp đã nói với S&P Global Platts rằng OPEC và các đối tác của họ đã không thảo luận về cách phân bổ giữa các thành viên với mức tăng 1 triệu thùng/ngày vì liên minh hiện tại dường như vẫn chưa giải quyết được vấn đề hạn ngạch.
Liên minh hiện tại đang chịu nhiều sức ép vì Iran và Venezuela đã phản đối việc cho phép các nước sản xuất trên mức hạn ngạch của từng thành viên và chiếm thị phần từ các thành viên khác. Liên minh không chỉ rõ nguồn cung bổ tăng thêm sẽ được chia sẻ như thế nào.
Mức độ tuân thủ của các nước tham gia là 121% trong tháng 6, cao hơn mức mà liên minh đã đồng ý tại cuộc họp vào cuối tháng 6, tuyên bố cho biết.
Cuộc họp từ xa tiếp theo của JMMC sẽ diễn ra vào ngày 20 tháng 8 sau cuộc họp của JTC cùng ngày.
Ủy ban các đại biểu tư vấn cho JMMC, được chủ trì bởi Saudi Arabia và cũng bao gồm Nga, Kuwait, Venezuela, Algeria và Oman. Iran, không tham gia vào JMMC, đã gửi một phái đoàn đến cuộc họp.
OPEC vào ngày 23 tháng 6 đã cùng với Nga và 9 đồng minh khác đồng ý tăng sản lượng 1 triệu thùng/ngày nhằm tránh tình trạng thiếu hụt nguồn cung dự kiến từ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và sự suy giảm liên tục của Venezuela, trong số các gián đoạn thị trường khác.
Saudi Arabia, thành viên lớn nhất của OPEC, đã khăng khăn rằng các quốc gia có năng lực sản xuất dự phòng - chủ yếu là chính nước này và các đồng minh vùng Vịnh - sẽ đóng góp mức tăng.
Báo cáo sản lượng tháng 6 của chính Saudi Arabia là 10,49 triệu thùng/ngày, tăng 460.000 thùng/ngày so với tháng 5 và vượt trên hạn ngạch 10,06 triệu thùng/ngày.
Nguồn: xangdau.net