Thị trường dầu mỏ vừa thực hiện một bước ngoặt.
Kể từ giữa tuần trước, dầu thô Brent đã có hai phiên giảm mạnh nhất liên tiếp trong nhiều năm. Nguyên nhân của sự suy thoái này: sự gia tăng nguồn cung từ các quốc gia nơi đã có sự cố gây gián đoạn lớn - chẳng hạn như Libya - tại một thời điểm mối quan ngại ngày càng tăng về nhu cầu trong bối cảnh một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang. Như thể điều đó không đủ, các tín hiệu từ thị trường giao dịch hàng hóa thực tế đột nhiên trông suy yếu hơn.
Bjarne Schieldrop, chuyên gia phân tích hàng hóa tại SEB AB cho biết: “về phía nhu cầu là bối cảnh lo lắng và quan ngại thị trường dầu mỏ và điều này được nhấn mạnh trong cuộc chiến thương mại đang leo thang. Sau đó, bạn nhận được những tin nhắn như Libya đang quay trở lại và đó là khi bạn nhận thấy thời điểm trong giá cả."
Đó là một sự tương phản hoàn toàn với bảy ngày trước, khi thị trường được định hình với việc thiếu năng lực sản xuất dự phòng do các nhà sản xuất chính trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC tăng sản lượng dầu. Dưới đây là một cái nhìn về các lực điều khiển chính của sự thoái lui 7 USD/thùng, tương đương 9%, trong tuần qua của hợp đồng tương lai dầu.
Sự đình trệ trên thị trường thực tế
Đột nhiên, các tàu chở dầu thô Bắc Hải đang dừng lại trên đường đến Trung Quốc và thậm chí còn có dấu hiệu cho thấy một số thùng dầu có thể được tích trữ trên biển. Hai điều đó đều không cho thấy nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ.
Chênh lệch giá của các hợp đồng kỳ hạn của Brent, một cách thức để các thương nhân theo dõi cung và cầu, đã giảm mạnh kể từ tuần trước. Chênh lệch giá tháng thứ hai đến tháng thứ ba hiện đang giao dịch ở mức thấp nhất kể từ tháng 9. Ngoài ra, dầu thô Urals đang giao dịch ở mức thấp nhất trong hơn hai tháng.
Carsten Menke, chuyên gia phân tích hàng hóa của Julius Baer cho biết: “Nhận thức trên thị trường dầu mỏ dường như đang thay đổi. Lo ngại về tình trạng thiếu hụt, đã đẩy giá lên tới 80 USD/thùng vào đầu mùa hè, đang giảm dần và lo ngại về sự dư thừa đang tăng lên."
Các sự cố gián đoạn chấm dứt
Một cuộc tranh chấp lớn giữa hai công ty dầu đối địch ở Libya đã kết thúc nhanh chóng trong tuần trước, đang giúp bồ sung thêm vài trăm nghìn thùng một ngày vào thị trường. Ngoài ra, các sự cố ngừng hoạt động ngắn hạn khác cũng giảm đi, với sản xuất ở Nigeria và Canada đều ổn định trở lại.
Trong khi những thùng đầu đó quay trở lại , Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng được cho là đang cân nhắc tung một phần trong dự trữ dầu mỏ chiến lược của Mỹ để chống lại giá xăng của Mỹ cao hơn, mặc dù chưa có quyết định nào được đưa ra. Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết trong báo cáo hàng tháng của mình trong tuần trước rằng cơ quan này đang đối thoại chặt chẽ với các nhà sản xuất lớn và người tiêu thụ để tư vấn về bất kỳ hỗ trợ thị trường có thể cần.
"Về phía nguồn cung của phương trình đang có ảnh hưởng lớn đến giá dầu", Tamas Varga, nhà phân tích của PVM Oil Associates cho biết. "Đó là câu chuyện SPR đã đưa thị trường xuống thấp hơn ngày hôm qua, mọi thứ khác đã có mặt trên thị trường rồi."
Nhu cầu tiêu thụ suy giảm
Nó không chỉ là do nguồn cung. Tiêu thụ dầu dường như đang gặp khó khăn do giá cao và tranh cãi thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Tăng trưởng nhu cầu toàn cầu đã trải qua một giai đoạn kinh tế trì trệ trong quý 2 và sẽ đối mặt với sự suy giảm đáng kể trong quý ba, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, cơ quan có trụ sở tại Paris tư vấn cho hầu hết các nền kinh tế lớn.
“Rủi ro lớn mà thị trường hiện nay phải đối mặt là sự trì trệ nhanh hơn so với dự đoán trong nhu cầu do giá cao hơn trong nửa đầu năm 2018, và sự suy giảm trong tăng trưởng toàn cầu do chiến tranh thương mại,” theo Abhishek Deshpande, một nhà phân tích tại JPMorgan Securities ở New York.
Giá cao nhất trong vòng 3 năm qua đang ảnh hưởng đến một số nền kinh tế mới nổi vốn đã loại bỏ trợ giá nhiên liệu khi giá dầu rẻ hơn. Các cuộc biểu tình đã nổ ra ở Brazil và Nga, trong khi Ấn Độ đã cảnh báo rằng việc thu mua dầu sẽ bị ảnh hưởng.
Dữ liệu mới nhất từ Trung Quốc, nhà tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, nhấn mạnh khả năng bị tổn thương. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý 2 là yếu nhất kể từ năm 2016, trong khi các chỉ số chính về tăng trưởng đầu tư và sản lượng công nghiệp chậm lại trong tháng 6.
Các vấn đề thương mại
Bối cảnh yếu hơn sẽ xấu đi hơn nữa nếu xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng sâu sắc hơn. Mặc dù sự ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu tiêu thụ sẽ bị “hạn chế”, điều đó có thể thay đổi nếu cuộc chiến thuế quan ngăn chặn nền kinh tế toàn cầu, khuấy đảo thị trường tài chính hoặc hạn chế nhu cầu về nhiên liệu vận chuyển hàng hóa, theo Goldman Sachs Group Inc.
Ed Morse, người đứng đầu nghiên cứu hàng hóa tại Citigroup Inc., cho biết: “Việc bán tháo này hiện vẫn là đợt bán tháo liên quan đến thương mại”, theo Bloomberg.
Nguồn: xangdau.net