Trong quá khứ, dầu đã chiếm tới 96% trong xuất khẩu của Venezuela và hơn 40% doanh thu của chính phủ. Bây giờ, khi nền kinh tế nước này tiếp tục sụp đổ trong bối cảnh chịu các lệnh trừng phạt, xung đột chính trị và giá dầu thấp, sản lượng dầu quan trọng của Venezuela đang giảm mạnh. Thực vậy, sản lượng tháng trước là mức thấp nhất trong 30 năm với 1,5 triệu thùng/ngày. Trong sự tuyệt vọng, chính quyền thậm chí đã bắt đầu đóng cửa sản xuất một cách chủ động khi kho chưa đạt đến công suất tối đa và chính phủ phải đối mặt với những tắc nghẽn nghiêm trọng tại các kho tích trữ và bến cảng.
Khi sản xuất dầu và xuất khẩu giảm, chính phủ Venezuela thậm chí còn có ít tiền hơn để mua những thứ cần thiết như thực phẩm, thuốc men và các mặt hàng cơ bản khác - một cuộc khủng hoảng hiện ra ngày càng tồi tệ hơn. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế khốc liệt đang diễn ra ở Venezuela là một trong những điều tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại. Nền kinh tế hùng mạnh một thời của quốc gia này đã giảm mạnh 45% trong 5 năm qua, và IMF dự đoán rằng nó sẽ thu hẹp 15% chỉ tính riêng trong năm 2018. Tỷ lệ lạm phát ngoài tầm kiểm soát sẽ chạm mốc 13.800 phần trăm.
Tuy nhiên, giữa sự hỗn loạn - một chế độ đang sụp đổ, nạn đói hoành hành, thiếu hụt y tế - Tổng thống đắc cử Nicolas Maduro vẫn tiếp tục trợ cấp dầu hào phóng cho Cuba.
Quốc đảo nhỏ này đã phụ thuộc vào dầu Venezuela giá rẻ từ những năm 1990. Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, Cuba đã rơi vào khủng hoảng kinh tế. Chính tại thời điểm đó, họ đã chuyển sang mua dầu thô giá rẻ của Venezuela, để đổi lấy việc gửi sang những lao động có tay nghề cao trên khắp vùng Caribe.
Bây giờ, khi Venezuela chìm sâu hơn và sâu hơn vào một cuộc khủng hoảng kinh tế cực đoan, rất ít người dự đoán rằng họ sẽ vẫn làm tốt nghĩa vụ dựa trên thỏa thuận thập niên trước với Cuba - ngay cả chính người dân Cuba cũng đang giành nhau các nguồn dầu thô giá rẻ mới. Năm ngoái, Venezuela thậm chí còn cắt giảm xuất khẩu sang Cuba trong 8 tháng, nhưng một lần nữa lại bắt đầu gửi dầu nhẹ tới Cuba và Curacao vào tháng 3 năm 2017 với một chi phí rất lớn cho các nhà máy lọc dầu của họ vốn đang hoạt động với công suất rất thấp do thiếu tiền bảo trì và quỹ đã cạn.
Bất chấp tất thảy những điều này, thật đáng ngạc nhiên, được biết đã có một tàu chở 500.000 thùng dầu thô của Venezuela vận chuyển đến Tây Bắc Cuba vào tuần trước, khiến cho người dân trong nước trở nên giận dữ. Venezuela tiếp tục cung cấp cho Cuba khoảng 55.000 thùng dầu mỗi ngày, tốn của quốc gia này khoảng 1,2 tỷ đô la mỗi năm, một sự hào phóng không thể tưởng tượng được khi 9 triệu người dân Venezuela cho biết rằng họ chỉ có thể đủ khả năng để ăn một lần trong ngày. Số tiền này có thể được đưa vào để thay đổi cuộc khủng hoảng của Venezuela, giúp kiềm chế lạm phát và nhập khẩu các loại thuốc cần thiết mà không còn có thể được tìm thấy trên các kệ hàng trống trơn của Venezuela.
Tuy nhiên, có một tia hy vọng mới, dù nhỏ cho nền kinh tế “ốm yếu” của Venezuela. Vào ngày 1 tháng 7, Mexico đã bầu cử với tỷ lệ áp đảo tổng thống cánh tả lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ. Andres Manuel Lopez Obrador đã cam kết trong chiến dịch tranh cử sẽ đưa chính sách đối ngoại của Mexico trở lại tiêu chuẩn không can thiệp. Điều này có nghĩa là đi ngược lại nỗ lực của Tổng thống hiện tại Enrique Peña-Nieto để xây dựng một liên minh khu vực chống lại Maduro và gây áp lực lên Tổng thống Venezuela để giảm bớt sự chuyên chế ngày gia tăng của ông.
Mặc dù công khai phản đối việc Maduro tiếp tục hỗ trợ tài chính cho Cuba khi người dân trong nước không có thức ăn và thuốc men cần thiết, nhưng sự thực là Cuba là một trong những đồng minh còn lại cuối cùng của Venezuela. Ngay cả khi Mexico không còn tích cực trong việc chống lại chế độ của Maduro, họ cũng sẽ không ủng hộ theo cách mà Cuba đã và tiếp tục làm. Sự thật đáng buồn là Maduro đã và có khả năng sẽ tiếp tục đặt lợi ích chính trị lên trên người dân, và dầu giá rẻ sẽ tiếp tục chảy ra khỏi túi của Venezuela để tới các cảng ở Havana, nơi đang chờ sẵn.
Nguồn tin: xangdau.net