Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ả Rập Xê-út vẫn xem Nga là một phần không thể thiếu của OPEC+

Ả-rập Xê-út đã phát tín hiệu ủng hộ Nga với tư cách là thành viên tiếp tục của liên minh dầu mỏ OPEC+, điều này diễn ra trong bối cảnh phương Tây đang tiếp tục tạo áp lực trừng phạt và cô lập Moscow do cuộc xâm lược Ukraine. Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê-út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, nói với Financial Times trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 22/5 rằng ông xem Nga là một phần không thể thiếu của nhóm các nhà sản xuất dầu OPEC+, đồng thời nói thêm rằng chính trị nên được đặt bên ngoài liên minh.

Ông cho biết Saudi Arabia hy vọng "đạt được một thỏa thuận với OPEC+ ... trong đó có Nga", đề cập đến một thỏa thuận sản xuất dầu thô mới. Hạn ngạch bơm dầu theo thỏa thuận OPEC+ hiện tại được ký kết vào năm 2020 sẽ hết hạn sau vài tháng.

Trong khi Hoa Kỳ cấm nhập khẩu dầu từ Nga vào tháng Ba, thì các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu vẫn chia rẽ về việc loại bỏ dần nhập khẩu dầu thô của Nga.

OPEC và các đồng minh đang nới lỏng việc cắt giảm sản lượng kỷ lục được đưa ra trong thời kỳ tồi tệ nhất của đại dịch năm 2020, mặc dù họ đã cự tuyệt áp lực của phương Tây để tăng sản lượng với tốc độ nhanh hơn khi người tiêu dùng năng lượng phải vật lộn với giá dầu cao nhất trong nhiều năm.

Giá dầu đã lên hơn 130 USD/thùng trong tháng 3 do lo ngại nguồn cung từ Nga bị gián đoạn, mặc dù sau đó đã giảm bớt.

Giá dầu thô cao đã dẫn đến thiệt hại cho các tài xế. Theo Khảo sát của Lundberg, giá trung bình của xăng loại thường ở Hoa Kỳ tăng 33 cent trong hai tuần qua lên 4,71 USD/gallon, trong khi các nhà phân tích của JPMorgan dự đoán giá sẽ tăng trên 6 USD/gallon vào cuối mùa hè.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times, Hoàng tử Abdulaziz quy trách nhiệm giá xăng tăng cao do thuế và thiếu công suất lọc dầu toàn cầu.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết xung đột Nga-Ukraine đã tạo ra sự biến động lớn hơn cho thị trường dầu mỏ.

"Các biện pháp trừng phạt đối với Nga và những hành động đoàn thể độc lập khác đã góp phần làm giảm sản lượng dầu ở Nga và tiếp tục tạo ra những bất ổn thị trường đáng kể cho khả năng tiếp tục gián đoạn nguồn cung dầu", EIA cho biết trong triển vọng, lưu ý rằng các lệnh trừng phạt Nga được đưa ra trong bối cảnh áp lực giá dầu gia tăng liên tục và tồn kho dầu thấp.

EIA cho biết mức dự trữ dầu toàn cầu trong tháng 4 tại các nước phát triển ở mức 2,63 tỷ thùng, tăng nhẹ so với tháng 2, khi chúng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2014.

“Bởi vì lượng dầu tồn kho hiện đang ở mức thấp, chúng tôi dự báo khả năng giá dầu giảm sẽ bị hạn chế và các điều kiện thị trường sẽ tồn tại với sự biến động giá đáng kể”, EIA lưu ý.

Cơ quan này dự đoán giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 103 USD/thùng trong nửa cuối năm 2022, trước khi giảm xuống 97 USD/thùng vào năm 2023.

Trong báo cáo hàng tháng gần đây nhất, OPEC đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới vào năm 2022, với lý do tác động của cuộc chiến Ukraine, lạm phát gia tăng và các biện pháp kiềm chế đại dịch ở Trung Quốc.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM