Khi Washington và Bắc Kinh có mâu thuẫn thương mại và khi căng thẳng ở Syria làm tăng giá dầu thế giới, việc đưa vào lại áp lực địa chính trị vốn phần lớn đã được gỡ bỏ khỏi phương trình giá dầu trong những năm gần đây, thì tin tức xuất hiện hôm thứ Sáu cho thấy nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 3 lên mức cao nhất theo ghi nhận, tính trên cơ sở hàng ngày.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết lượng dầu vận chuyển hồi tháng 3 đã đạt tổng cộng 39.17 triệu tấn, tương đương 9.22 triệu thùng mỗi ngày. Con số này so với 8.41 triệu thùng/ngày của tháng 2, và kỷ lục tháng 1 là 9.57 triệu thùng/ngày. Góp phần cho sự gia tăng này là do các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đang bổ sung thêm cho kho dự trữ nhờ hạn ngạch của chính phủ hào phóng và trước mùa bảo trì cao điểm.
Reuters cho biết ít nhất ba nhà máy lọc dầu lớn đã bắt đầu bảo dưỡng lớn sẽ kéo dài 40-60 ngày từ tháng Tư tới tháng Năm. Ba nhà máy lọc dầu này gồm Zhenhai thuộc Tập đoàn Sinopec, Sichuan và Jilin thuộc PetroChina, có tổng công suất lọc dầu hàng ngày là 860.000 thùng/ngày. Ba nhà máy này cũng sẽ giảm lượng dầu nhập khẩu từ Ả-rập Xê-út, Kazakhstan và Nga. Sinopec là hãng lọc dầu lớn nhất châu Á.
Trung Quốc phản công lại
Chỉ 4 ngày trước, Sinopec, một trong những khách hàng lớn nhất của Saudi Aramco, nói rằng họ sẽ giảm lượng dầu nhập khẩu từ Saudi xuống 40% do Saudi Aramco tăng giá Arab Light Crude bán cho các nhà máy lọc dầu Châu Á. Saudi Arabia sản xuất một loạt các loại dầu khác nhau, từ Arab Extra Light đến Arab Heavy.
Một quan chức Unipec cho biết việc tăng giá của Saudi là "không hợp lý vì họ không tuân theo phương pháp định giá." Unipec là bộ phận kinh doanh của tập đoàn Sinopec. Đặc trưng là các nhà máy cũ và đơn giản hơn cần dầu thô ngọt nhẹ. Những nhà máy phức tạp hơn thường chuộng các loại dầu nặng bởi vì chi phí của những loại dầu như vậy thấp hơn dẫn đến biên lợi nhuận cao hơn.
Một báo cáo của nhà cung cấp dữ liệu hàng hóa toàn cầu S & P Global Platts cho thấy, Aramco đã khiến nhiều khách hàng châu Á ngạc nhiên trước việc nâng mức chênh lệch giá bán chính thức (OSP) của Arab Light Crude cho tháng 5 lên 10 cent/thùng so với tháng 4, trái với sự đồng tình của thị trường Châu Á là giảm tối thiểu 20 cent/thùng.
Một nguồn tin khác nói rằng họ vẫn đang cố gắng để hiểu tại sao và thậm chí là Saudi Aramco đã nâng OSP của mình cho Arab Light Crude vào tháng Năm bằng cách nào. Hai nguồn tin giao dịch tại hai nhà máy lọc dầu Bắc Á hôm thứ Ba cho biết họ đều dự định sẽ giảm 10% đơn đặt hàng trong tháng 5 với Saudi Arabia, CNN đưa tin.
Saudi Aramco thiết lập giá dầu dựa trên các khuyến nghị từ phía khách hàng và sau khi tính toán sự thay đổi giá trị của dầu trong tháng qua, dựa trên năng suất và giá sản phẩm. Dầu Arab Light Crude đã được giao dịch gần mức cao nhất trong ba năm, ngay cả khi Aramco đã giảm OSPs đối với các loại dầu thô vừa và nặng hơn.
Do OSP của Saudi Arabia được tăng lên cho loại dầu hàng đầu bán tới Châu Á nên các công ty Trung Quốc có thể sẽ quay sang mua nhiều dầu hơn của Iran, Iraq và thậm chí là Nga sắp tới, cả ba nước này đều là đối thủ của với Ả-rập Xê-út trên thị trường dầu mỏ ở cả Châu Á và Trung Quốc.
Điều này cũng đặt ra câu hỏi: Tại sao Saudi Aramco lại tăng OSP và gây nguy hại tới thị phần của mình với nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới khi từ trước tới nay Vương quốc này đã bảo vệ và đấu tranh quyết liệt để giữ nguyên vẹn thị phần đó?
Cuộc đấu tranh giành thị phần ở Trung Quốc quyết liệt khi OPEC và các nước ngoài OPEC thực hiện cắt giảm sản lượng dầu vào đầu năm 2017, điều này đã làm cho tồn kho dầu ở OECD hiện nay giảm xuống mức trung bình 5 năm.
Li Li, một nhà phân tích của hãng nghiên cứu hàng hóa ICIS-China có trụ sở tại Thượng Hải cho biết hồi tháng 8 năm ngoái: "Ả Rập Xê-út, từ trước tới giờ vốn là nhà cung cấp lớn nhất cho Trung Quốc, chắc chắn muốn giữ nguồn cung ổn định tới người mua lớn nhất châu Á mặc dù đang cắt giảm sản lượng ở trong nước. Trung Quốc có vị trí ưu tiên khi mua dầu từ Ả-rập Xê-út. Trung Quốc có cùng cảm nhận, dầu Saudi vẫn là một nguồn đáng tin cậy".
Trung Quốc có thể chuyển sang nhập khẩu nhiều dầu hơn từ các nhà sản xuất đá phiến ở Mỹ vì nguồn cung dầu đá phiến Mỹ cũng cho ra dầu thô nhẹ có chất lượng cao. Tuy nhiên, khi Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục chơi ván bài địa chính trị về thương mại, thì Trung Quốc cũng có thể sử dụng việc nhập khẩu dầu từ Mỹ để trả đũa lại các khoản thuế mới của Mỹ - một khả năng gần đây được bao phủ bởi một số cơ quan truyền thông.
Dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ chiếm hơn một nửa (56 phần trăm) trong tổng sản lượng dầu thô nội địa trong năm 2017, và trong báo cáo triển vọng năng lượng hàng năm năm 2018 (AEO2018) của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho thấy tỷ trọng này sẽ tăng lên 6 phần trăm vào năm 2020 và 70 phần trăm vào năm 2050.
Nguồn tin: xangdau.net