Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Sự khởi đầu của quá trình phi đô la hóa: Trung Quốc rời xa đồng USD

Kể từ năm 2010, phần lớn các khoản thanh toán xuyên biên giới của Trung Quốc, giống như của nhiều quốc gia, đã được thanh toán bằng đô la Mỹ (USD). Song, kể từ quý đầu tiên của năm 2023, điều đó không còn xảy ra nữa, đồng Nhân dân tệ Trung Quốc (RMB) đang ngày càng phổ biến trong thanh toán cả ở trong nước và toàn cầu. 

Phi đô la hóa các giao dịch xuyên biên giới của Trung Quốc

Phân tích này sử dụng dữ liệu của Bloomberg về tỷ trọng thanh toán và thu nhập của Trung Quốc bằng Nhân dân tệ, USD và các loại tiền tệ khác từ năm 2010 đến năm 2024.

Trong vài tháng đầu năm 2010, thanh toán bằng nội tệ chỉ chiếm chưa đến 1% thanh toán xuyên biên giới của Trung Quốc, so với khoảng 83% bằng USD.

Kể từ đó, Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách đó. Vào tháng 3 năm 2023, lần đầu tiên tỷ trọng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán của Trung Quốc đã vượt qua USD.

Kể từ đó, quá trình phi đô la hóa trong thanh toán quốc tế của Trung Quốc vẫn tiếp tục. 

Tính đến tháng 3 năm 2024, hơn một nửa (52,9%) thanh toán của Trung Quốc là dùng Nhân dân tệ trong khi 42,8% được thanh toán bằng USD. Con số này gấp đôi so với 5 năm trước. Theo Goldman Sachs, sự sẵn lòng ngày càng tăng của người nước ngoài đối với giao dịch tài sản bằng đồng Nhân dân tệ đã góp phần đáng kể vào việc phi đô la hóa có lợi cho đồng tiền của Trung Quốc. Ngoài ra, vào đầu năm ngoái, Brazil và Argentina đã thông báo sẽ bắt đầu cho phép thanh toán thương mại bằng Nhân dân tệ.

Các loại tiền tệ phổ biến nhất trong giao dịch ngoại hối (FX)

Nhìn chung, phân tích từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cho thấy rằng, vào năm 2022, USD vẫn là loại tiền tệ được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán ngoại hối. Đồng euro và đồng Yên Nhật lần lượt đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba.

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, mặc dù chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong giao dịch ngoại hối, nhưng lại đạt được vị thế cao nhất trong thập kỷ qua. Trong khi đó, đồng euro và đồng yên giảm được sử dụng.

Tương lai của việc phi đô la hóa

Nếu sự tăng giá toàn cầu của đồng Nhân dân tệ tiếp tục, sức ảnh hưởng của USD đối với thương mại quốc tế có thể giảm dần theo thời gian. 

Tác động của việc suy giảm sự thống trị của đồng đô la rất phức tạp và không chắc chắn, nhưng chúng có thể bao gồm từ sự kém hiệu quả của các tài sản tài chính của Hoa Kỳ cho đến sự suy giảm sức mạnh của các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Tuy nhiên, mặc dù sự phổ biến của đồng Nhân dân tệ trong thanh toán quốc tế có thể tăng lên, việc phi đô la hóa hoàn toàn nền kinh tế thế giới trong ngắn hoặc trung hạn là khó có thể xảy ra. Các biện pháp kiểm soát vốn nghiêm ngặt của Trung Quốc nhằm hạn chế sự sẵn có của đồng Nhân dân tệ ở nước ngoài và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp của quốc gia này là những lý do chính dẫn đến điều này.

Nguồn tin: Zerohedge.com

© Bản tiếng Việt của xangdau.net

ĐỌC THÊM