Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

18/08 - Tổng hợp tin kinh tế thế giới

Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Diêu Kiên gần đây cho biết nước này đang tích cực thúc đẩy nhập khẩu lương thực, do hiện đang gặp khó khăn về quỹ đất nông nghiệp và tài nguyên nước gây thiếu hụt thị trường trong nước.

Trung Quốc: Lượng sở hữu trái phiếu chính phủ Mỹ giảm kỷ lục

Số lượng các khoản nợ chính phủ Mỹ mà Trung Quốc sở hữu đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng ít nhất một năm, theo số liệu từ Bộ Tài chính Mỹ hôm 16/8. Trong tháng Sáu, lượng trái phiếu Mỹ của Trung Quốc đã giảm còn 843,7 tỷ USD, so với các mức trong tháng 5 và 4/2010 lần lượt là 867,7 và 900,2 tỷ USD.

Trung Quốc: Doanh nghiệp thắng kiện trước Bộ Thương mại Mỹ

Gần đây, Tòa án thương mại Mỹ phán quyết, Công ty Xing Mao, Hebei và Công ty liên doanh lốp cao su Tianjin của Trung Quốc đã thắng kiện trước Bộ Thương Mại Mỹ. Cơ quan này đã đánh thuế chống phá giá và chống trợ cấp không hợp pháp đối với lốp xe do Trung Quốc sản xuất, cần phải ngừng mọi hành vi tương ứng.

Indonesia: Dự chi 130 tỷ USD cho tài khóa 2011

Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono cho biết quốc gia này dự chi tổng cộng 1.200 tỷ rupiah (130 tỷ USD) cho tài khóa 2011, tăng 6,7% so với tài khóa năm nay.

Trung Quốc: Sa mạc hóa đang lan rộng tại các tỉnh Tây Bắc

Người dân Trung Quốc đang có xu hướng di cư về các tỉnh vùng Tây Bắc để tìm kiếm vận may, khi họ đã không thể tìm được một chỗ đứng ở các vùng trung tâm. Tuy nhiên, tình trạng sa mạc hóa đang khiến Tây Bắc trở thành một nơi có điều kiện sống khó khăn đối với người dân.

Trung Quốc: Xu hướng tiêu dùng hàng hóa cao cấp tăng

Cùng với Nhật Bản, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa cao cấp lớn thứ 2 thế giới. Giới trẻ Trung Quốc cho thấy nhu cầu tiêu thụ cao với khả năng mua sắm mọi thứ, từ những chiếc đồng hồ đắt tiền đến những chiếc xe hơi nhập khẩu.
 
Trung Quốc: Kinh tế đối mặt rủi ro từ việc quá phụ thuộc vào xuất khẩu

Các dự báo mới đây đều chỉ ra rằng Trung Quốc đã vượt lên trên Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong quý 2 vừa qua. Tuy nhiên song song với niềm tự hào quốc gia, giới hoạch định chính sách nước này cũng đang phải đối mặt với một loạt những rủi ro, điển hình là sự quá phụ thuộc vào xuất khẩu.

Trung Quốc: Tăng cường nhập khẩu lương thực

Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Diêu Kiên gần đây cho biết nước này đang tích cực thúc đẩy nhập khẩu lương thực, do hiện đang gặp khó khăn về quỹ đất nông nghiệp và tài nguyên nước gây thiếu hụt thị trường trong nước.

Thái-Hàn: Hợp tác xây dựng nhà máy thủy điện tại Lào

Ngày 16/8, tập đoàn liên doanh của Hàn Quốc và Thái Lan đã ký thỏa thuận để xây dựng một nhà máy thuỷ điện tại Lào trị giá 900 triệu USD, các quan chức tập đoàn cho biết.

Malaysia: Tăng trưởng kinh tế có thể đã chậm lại trong Q2/2010

Quá trình hồi phục toàn cầu chững lại cùng việc nhu cầu suy giảm đã trực tiếp ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của quốc gia này, khiến cho tăng trưởng kinh tế chậm lại trong quý 2 vừa qua.

Mỹ: Các ngân hàng áp dụng chương trình thấu chi đối với thẻ ghi nợ

Một quy định mới của các ngân hàng Mỹ yêu cầu các chủ tài khoản ghi nợ phải tham gia chương trình thấu chi đã có hiệu lực từ ngày 15/8. Tham gia chương trình này, những người sử dụng thẻ ghi nợ sẽ vẫn thực hiện được giao dịch mua bán khi không có đủ tiền trong tài khoản.

Mỹ: Các tiêu chuẩn cho vay có thể đã được nới lỏng trong Q2/2010


Hôm 16/8, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết các tiêu chuẩn cho vay tại ngân hàng có thể đã được nới lỏng trong 3 tháng vừa qua trong khi nhu cầu đối với các khoản vay thương mại và vay tiêu dùng vẫn không đổi.

Mỹ: Nền kinh tế đang đi đúng hướng

Vừa qua tổng thống Mỹ Obama đã có chuyến thăm đến nhà máy sản xuất pin của tập đoàn năng lượng ZBB. Ông cho biết nền kinh tế Mỹ đang đi đúng hướng và hoan nghênh những việc làm được tạo mới trong lĩnh vực năng lượng sạch.

Mỹ: Dow Jones tăng 100 điểm


Kết thúc ngày giao dịch, Dow Jones tăng 103,84 điểm (1,01%) lên 10.405,85 điểm, S&P 500 tiến 13,16 điểm (1,22%) lên 1.092,54 điểm, Nasdaq Composite cộng 27,57 điểm (1,26%) lên 2.209,44 điểm.

Đức: Chính phủ có thể tiếp tục nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách năm 2010

Bất chấp việc nền kinh tế đang đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong nhiều năm qua, chính phủ Đức có thể sẽ tiếp tục thực hiện biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách như đã đề ra.

Thụy Điển: Doanh số của hãng bán lẻ H&M tăng mạnh trong T7/2010


Tập đoàn thời trang Hennes and Mauritz (gọi tắt là H&M) của Thụy Điển đã công bố sự tăng trưởng về doanh số của các cửa hiệu đã thành lập lên tới 10% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái.

Đức: Hochtief nâng triển vọng tăng trưởng lượng đơn hàng năm 2010

Tập đoàn xây dựng hàng đầu của Đức là Hochtief đã nâng triển vọng tăng trưởng lượng đơn hàng năm 2010, kỳ vọng giá trị các đơn hàng nhận được năm 2010 sẽ vượt qua mức 22,5 tỉ euro của năm 2009.

Scotland: Tập đoàn năng lượng Cairn sẽ bán 60% tài sản tại Ấn Độ


Tập đoàn Năng lượng Cairn của Scotland dự định sẽ bán phần lớn số tài sản của mình tại Ấn Độ cho hãng khai mỏ Vedanta có trụ sở tại Luân Đôn (Anh), nhằm bù đắp các chi phí khoan dầu tại Greenland, trong khi đó Vedanta lại có thể gia tăng sản lượng tại Ấn Độ lên gấp đôi.

Eurozone: Tỷ lệ lạm phát T7/2010 tăng lên mức cao nhất trong vòng 20 tháng

Trong tháng 7, tỷ lệ lạm phát tại 16 quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 20 tháng qua. Nguyên nhân chính là do giá năng lượng tăng cao.

Kinh tế thế giới quý 2: Tăng trưởng đã chậm lại

 
Ngoài trường hợp nước Đức có kết quả tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ngoài dự kiến, các nền kinh tế lớn trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và Nhật, đều tăng trưởng chậm lại đáng kể trong quý hai, gây lo ngại về sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Vàng tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7 trở lại đây

Giá vàng tiếp tục có mức đỉnh mới trong vòng hai tháng trở lại đây khi tăng chạm mức 1228,45 USD trên thị trường New York ngày 17/7/2010. Đồng đô la suy yếu, các nhà đầu tư lo ngại kinh tế toàn cầu ì ạch đã khiến dòng tiền chạy vào trú ẩn tại kim loại vàng.
 

ĐỌC THÊM