Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

7 dự báo kinh tế Trung Quốc 2016

(NDH) Các nhà đầu tư và các nhà kinh tế đang mất đi sự lạc quan vào nền kinh tế toàn cầu trong năm 2016, một phần bởi những lo ngại về hiệu quả của nền kinh tế Trung Quốc.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo năm 2016 sẽ tiến triển hơn một chút so với năm nay, nhưng đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu từ 3,6% xuống 3,3%. Tổ chức kinh tế phi lợi nhuận The Conference Board thậm chí còn đưa ra con số bi quan hơn là 2,8%. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc sửa đổi này.
 
Sau hàng thập kỷ tăng trưởng theo hướng xuất khẩu và đầu tư, nền kinh tế của Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại với tốc độ tăng GDP đạt thấp hơn 7%/năm. Nền kinh tế này đã có những biến động rất lớn trên thị trường chứng khoán trong năm qua. Thêm vào đó, đồng Nhân dân tệ mất giá, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm cùng lo ngại ngày càng tăng về nợ xấu cũng là những vấn đề nan giải của Trung Quốc.
 
Theo giám đốc chuyến lược Francis Cheung của CLSA, nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2016 sẽ có 7 điểm mấu chốt sau:
1. Năm 2016 không ổn định
 
Trong 5 năm qua, chính phủ Trung Quốc đã cố gắng nâng mức tăng trưởng kinh tế lên mức 7-8%. Các chương trình kích thích kinh thế đã có lúc có hiệu quả nhưng sau những vấn đề với nâng suất dư thừa và bong bóng bất động sản, các nhà lãnh đạo nước này nhận ra rằng Trung Quốc cần có sự thay đổi.
 
Ông Cheung cho rằng Trung Quốc đang chuyển từ một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh thành một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhưng bền vững hơn. Sẽ cần ít nhất 2-3 năm để nền kinh thế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng ổn định. Không may, điều này không có lợi cho thị trường và năm 2016 sẽ có nhiều biến động.
 
Mặc dù đa số tin rằng thị trường chứng khoán sẽ không tăng trưởng trong năm tới, nhưng các nhà đầu tư cho biết họ vẫn sẵn sàng giao dịch cổ phiếu. Trong số những người được hỏi trong khảo sát của CLSA, 68% cho biết họ không có kế hoạch mua bất động sản trong năm 2016. Do đó, giá bất động sản có thể sẽ giảm 10%. Tuy nhiên, thị trường việc làm có thể sẽ phục hồi trở lại.
 
Vị giám đốc này cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ khá yếu trong giai đoạn đầu năm và có thể ổn định sớm nhất vào năm 2017 hoặc thậm chí có thể tốn nhiều thời gian hơn.
 
2. Đồng Nhân dân tệ có thể tiếp tục mất giá
 
Đồng NDT sẽ bay, bay nữa, bay mãi
 
Diễn biến của đồng Nhân dân tệ có thể sẽ trở thành đề tài nóng nhất cho các nhà đầu tư toàn cầu. Trung Quốc đã có thể hoạch rõ ràng cho đồng tiền của nước mình, thêm vào đó là việc đồng tiền này được thêm vào giỏ tiền tệ SDR của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 10/2016. Mục tiêu của Trung Quốc trong giai đoạn 2016-2020 là mở tài khoản vốn và chuyển đổi đồng Nhân dân tệ.
 
CLSA nhận định trong báo cáo của mình rằng sẽ khó có một sự mất giá mạnh của đồng Nhân dân tệ trong năm 2016, bởi điều đó sẽ là trở ngại lớn đối với kế hoạch của Trung Quốc. Sự thúc đẩy này nhằm giữ cho đồng Nhân dân tệ ổn định.
 
Tuy nhiên, những người theo dõi tiền tệ cho rằng chúng ta nên chú ý đến đồng Euro. Châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc và chính quyền Bắc Kinh chắc chắn muốn giữ cho việc xuất khẩu của mình sang khu vực này luôn hấp dẫn. Ông Cheung dự đoán đồng Euro có thể giảm 6% trong năm 2016 và Trung Quốc có thể đang theo dõi sát sao đà đi xuống đó.
 
3. Niềm tin người tiêu dùng
 
Người tiêu dùng Trung Quốc đã ít lạc quan hơn so với những năm trước nhưng chưa hẳn đã bi quan. Khảo sát người tiêu dùng Trung Quốc của CLSA cho thấy hầu hết mọi người cho rằng điều kiện kinh doanh sẽ cải thiện nhẹ trong năm 2016.
 
Mặc dù nền kinh tế đang giảm tốc nhưng người tiêu dùng Trung Quốc vẫn muốn chi tiêu nhiều. Đặc biệt là các mặt hàng để nâng tầm các thương hiệu như ôtô, phụ tùng, giáo dục, bảo hiểm, du lịch. Một ưu tiên hàng đầu và đại đa số những người được hỏi đều cho biết họ có kế hoạch du lịch trong năm tới đến những nơi như Hàn Quốc, châu Âu, Singapore, Nhật Bản hay Thái Lan.
4. Internet sẽ là một điểm sáng
 
Liệu kinh doanh qua Internet có vực dậy được kinh tế Trung Quốc?
 
Các nhà đầu tư hướng tới tăng trưởng nên quan sát những công ty kinh doanh trực tuyến lớn của Trung Quốc như Alibaba, Baidu, JD và Tencent. Trong đó, 3 công ty đầu tiên đã được niêm yết trên thị trường Mỹ.
Vị giám đốc chiến lược của CLSA cho biết mạng Internet luôn là một trong những lĩnh vực yêu thích của ông và giờ đây nó đang trở thành một chính sách quốc gia. Lần đầu tiên chiến lược kinh tế Trung Quốc tập trung vào vấn đề này với nỗ lực “Internet Plus”.
 
Trong năm 2016, chính phủ Trung Quốc đã cam kết dành gần 180 tỷ USD để nâng cấp băng thông rộng và mạng 4G. Các giao dịch thương mại điện tử được dự báo tăng 64% so với năm 2016, đạt tới con số 3,5 nghìn tỷ USD.
 
5. Macau có thể hồi phục
Các thiên đường cờ bạc của Macau đã rơi vào tình trạng hỗn loạn lớn trong khoảng một năm rưỡi qua bởi phong trào phòng chống tham nhũng diễn ra trên toàn Trung Quốc. Chiến dịch chống tham nhũng này có vẻ như sẽ tiếp tục trong năm 2016 và có thể ngăn cản sự tăng trưởng của kinh tế Macau trong một vài năm tới.
 
Tuy nhiên, lập trường của chính phủ nước này với ngành công nghiệp cơ bạc đang dần nới lỏng, và doanh thu của tới từ các trò đỏ đen sẽ hồi phục và tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2016 sau các tháng giảm liên tục kể từ tháng 6/2014. CLSA nhận định rằng công ty Wynn Macau – có khu giải trí mở cửa vào mùa thu năm tới - sẽ dẫn đầu thị trường này.
 
6. Chính sách 2 con sẽ có tác động hạn chế
 
Chính sách 2 con có phải là cứu cánh cho quốc gia đông dân nhất thế giới?
 
Vào tháng 10/2015, Trung Quốc đã khai tử chính sách 1 con. Điều này có thể thúc đẩy chi tiêu và cuối cùng sẽ giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động của quốc gia đông dân nhất thế giới. Chính sách kiểm soát dân số đã chuyển thành thúc đẩy dân số trong thời gian tới.
 
CLSA cho rằng chính phủ Trung Quốc đã “quá tự tin” rằng sự thay đổi này sẽ mang tới thêm 3,4 triệu trẻ em/năm trong vòng 5 năm tới, tuy nhiên sự thay đổi này vẫn là “quá ít và quá muộn”.
 
7. “Con đường tơ lụa” mới sẽ khởi đầu thuận lợi
 
 
Chiến lược phát triển con đường tơ lụa mới “One Belt, One Road” (OBOR) do Trung Quốc đưa ra năm 2015 nhằm thúc đẩy khả năng kết nối và quan hệ hợp tác của các quốc gia Á – Âu cũng như tăng trưởng xuất khẩu cho Trung Quốc bằng cách giúp họ phát triển cơ sở hạ tầng.
 
Năm 2016 sẽ là một năm quan trọng đối với OBOR khi ba tổ chức chính bao gồm Silk Road Fund, Asian Infrastructure Investment Bank và New Development Bank sẽ đi vào hoạt động toàn bộ để tài trợ cho các dự án.
 
Ông Cheung nhận định OBOR là một chiến lược tuyệt vời bởi nó có thể mang tới những lợi ích kinh tế cũng như những mặt tích cực mang tính chiến lược, qua đó kéo các nước láng giềng gần hơn vào quỹ đạo của Trung Quốc.
 
Thạch Thảo - Theo LA Times/NHD

ĐỌC THÊM