Các quan chức OPEC đang hy vọng sẽ hạn chế được sản xuất cho cả Libya và Nigeria vì lo ngại rằng hai thành viên được miễn trừ này đang phá hỏng việc cắt giảm của các nước còn lại trong nhóm. Ả-rập Xê-út cũng đang hứa hẹn sẽ giảm xuất khẩu dầu mỏ để lấy bớt nguồn cung dầu ra khỏi thị trường.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih đã rút ngắn kỳ nghỉ của mình để tham dự cuộc họp của ủy ban giám sát OPEC tại St. Petersburg hôm thứ Hai, một động thái bất ngờ làm tăng thêm sức ép lên các chi tiết của cuộc họp. Sự có mặt của ông cho thấy OPEC đang lo lắng về tốc độ tái cân bằng trên thị trường dầu, và cũng làm dấy lên đồn đoán về những gì OPEC có thể làm tiếp theo. Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo nói rằng al-Falih đã quyết định tham dự bởi vì "tầm quan trọng chiến lược" của cuộc họp lần này và vì "sự kỳ vọng cao của thời đại", Wall Street Journal đưa tin.
WSJ cũng đưa tin al-Falih "rất lo lắng", và ông đã dành cả ngày cuối tuần trên điện thoại với các quan chức OPEC khác.
Một số thành viên của hiệp định cắt giảm sản lượng đang khẩn trương gây áp lực với Nigeria và Libya để họ đồng ý hạn chế sản lượng, vì cả hai nước đều đã thành công trong việc phục hồi sản lượng đã bị mất. Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết: "Tôi nghĩ rằng ngay khi hai nước này đạt đến mức độ sản xuất ổn định, họ phải tham gia cùng các nhà sản xuất có trách nhiệm và góp phần của họ vào các biện pháp nhằm tái cân bằng thị trường", theo TASS. Nga không phải là thành viên của OPEC nhưng tham gia hiệp ước cắt giảm sản xuất.
Cuộc họp ngày 24 tháng 7 tại St. Petersburg chỉ nhằm mục đích để theo dõi tiến độ cắt giảm sản lượng; nó đã không được xem là một sự kiện mà tạo ra những tiêu đề mới. Nhưng sự hiện diện của một quan chức năng lượng hàng đầu của Ả-rập Xê-út đã cho thấy mối lo ngại trong nhóm. Khalid al-Falih phát biểu với Ủy ban giám sát OPEC rằng "Chúng ta phải thừa nhận rằng thị trường đã quay đầu đi xuống với một vài yếu tố chủ chốt đang dẫn dắt đến tâm lý này”.
WSJ đưa tin rằng một quan chức OPEC cho biết Nigeria sẽ đồng ý giảm sản lượng khi đạt 1,8 triệu thùng mỗi ngày. Tuy nhiên, tầm quan trọng của điều này đã giảm bớt bởi thực tế là Nigeria vẫn còn khả năng để tăng sản lượng lên hơn 1,8 triệu thùng mỗi ngày. Sản lượng của Nigeria ở mức 1,6 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 6 và sẽ thực hiện nỗ lực để tăng sản lượng thêm 200.000 thùng/ngày.
Ông kêu gọi tất cả các thành viên OPEC tăng cường sự tuân thủ của họ sau khi nhìn thấy các cam kết yếu đi trong những tháng gần đây. Iraq và UAE nói riêng đã bị thụt lùi, trong khi sản lượng tăng từ Libya và Nigeria đã đi một chặng đường dài để hạ thấp tỷ lệ tuân thủ theo nhóm.
Tổng thư ký Barkindo đã giữ thể diện, lập luận rằng "quá trình tái cân bằng có thể diễn ra chậm hơn so với dự đoán trước đó của chúng tôi nhưng nó đang diễn ra. Chắc chắn nó sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm nay”.
Tuần trước, các báo cáo mới của ngành dầu mỏ cho thấy rằng Saudi Arabia đang xem xét cắt giảm sâu hơn xuống 1 triệu thùng/ngày, gần gấp đôi so với yêu cầu trong thỏa thuận OPEC. Hôm thứ Hai, al-Falih cho biết Saudi Arabia sẽ hạn chế xuất khẩu dầu thô xuống mức 6,6 triệu thùng/ngày, một động thái táo bạo nhằm đẩy nhanh việc giảm bớt tồn kho toàn cầu. Và al-Falih hăm dọa các thành viên khác để buộc họ cải thiện kết quả của mình. Theo WSJ, ông al-Falih phát biểu sau cuộc họp: "Đây là một nỗ lực tập thể", nhấn mạnh rằng ông đã nói chuyện với một số thành viên đang thụt lùi "yêu cầu sự tham gia mạnh mẽ và cam kết với mức độ như vậy. Chúng ta sẽ không chỉ ngồi chờ và xem đồng hồ."
Theo báo WSJ, việc giới hạn xuất khẩu của Ả-rập Xê-út vào khoảng 6,6 triệu thùng/ngày về bản chất có nghĩa là sẽ tăng thêm 600.000 thùng/ngày, bởi vì trong khi sáu tháng đầu năm xuất khẩu của Saudi đạt 7,2 triệu thùng/ngày.
Động thái tích cực đó có thể giúp đẩy nhanh quá trình tái cân bằng, nhưng nó cũng là một dấu hiệu cho thấy Ả-rập Xê-út tuyệt vọng chứng kiến giá dầu cao hơn như thế nào.
Tuy nhiên, con số giảm thêm 600.000 thùng/ngày sẽ ít gây ấn tượng hơn khi xét đến thực tế rằng xuất khẩu của Saudi thường giảm trong những tháng hè khi nhu cầu trong nước gia tăng. Máy điều hòa nhiệt độ chạy hết công suất vào mùa hè khi nhiệt độ tăng vọt, và vì Saudi Arabia vẫn sử dụng dầu để sản xuất điện, nên nhiều sản xuất lượng hơn được dành cho thị trường trong nước vào những tháng hè.
Song, tuyên bố này là một dấu hiệu cho thấy Saudi Arabia muốn quá trình tái cân bằng tăng tốc. Bjarne Schieldrop của SEB nói: "Điều này thể hiện Saudi muốn nói rằng họ coi điều kiện thị trường hiện tại là quá yếu và họ đang thực sự mở đường. Nó cho thấy sự sẵn sàng hơn nữa từ phía họ để làm một cái gì đó, điều này rất quan trọng, chứ không phải là ngồi lại và để cho các động thái của OPEC lặp lại. Họ đang hành động đơn phương và tạo thêm áp lực."
Nguồn tin: xangdau.net