Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ba vấn đề nảy sinh trong nền kinh tế thế giới

Việc đồng USD mất 7% giá trị so với các ngoại tệ khác trong vòng 6 tuần đã gây ra chuỗi biến động ngoại hối trên các thị trường quốc tế khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến về tỷ giá và tiếp theo là cuộc chiến mậu dịch.

Nhiều vấn đề nảy sinh từ việc đồng USD mất giá (Ảnh: Internet)

Các chuyên gia kinh tế cho rằng kinh tế thế giới bị phân chia thành hai khối. Khối thứ nhất bao gồm các nước công nghiệp phát triển (chủ yếu là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản) có mức tăng trưởng rất thấp, do tác động của cuộc suy thoái 2008-2009, và đã hạ lãi suất cũng như bơm tiền để kích thích sản xuất. Khối thứ hai bao gồm các nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng cao và cũng cần xuất khẩu mạnh khi thị trường các nước công nghiệp hóa châu Âu-Mỹ-Nhật Bản đều co cụm. Tình trạng chia rẽ này làm nảy sinh 3 vấn đề.

Thứ nhất là sự chuyển dịch luồng vốn tư bản. Trong khối công nghiệp hóa, khi lãi suất được hạ quá thấp và tiền bơm ra quá nhiều khiến giới đầu tư tại đây phải tìm nơi kinh doanh có mức lời cao hơn, luồng vốn tư bản sẽ chảy từ các nước giàu vào các thị trường mới nổi, khiến đồng nội tệ của các thị trường này ở châu Á hay thậm chí Mỹ Latinh đều lên giá.

Thứ hai là vấn đề tỷ giá ngoại hối: Đồng tiền các nước này lên giá khiến hàng hóa nước họ trở nên đắt hơn và khó cạnh tranh hơn về ngoại thương. Do vậy, nhiều nước can thiệp vào thị trường ngoại hối để chặn đà tăng giá của đồng tiền. Một số nước công nghiệp như Canada, Australia cũng nhảy vào kiểm soát luồng vốn tư bản đó nhằm giữ tốc độ tăng trưởng cao.

Thứ ba là vấn đề ngoại thương: Khi nước nào cũng muốn tăng cường xuất khẩu và tìm lợi thế tiền rẻ để dễ xuất khẩu, sẽ dẫn tới mâu thuẫn về ngoại thương, tiếp đó là phản ứng bảo hộ mậu dịch (tức là bảo vệ thị trường nội địa khỏi sự bành trướng của hàng ngoại), gây nên hậu quả cuối cùng là luồng giao dịch toàn cầu sẽ suy giảm và kinh tế thế giới suy sụp.

Các nhà phân tích kinh tế thừa nhận rằng có một sự thật mà mọi quốc gia, kể cả Trung Quốc và châu Âu đều phải thấy, đó là yêu cầu “tái lập quân bình toàn cầu". Các nước mới nổi, kể cả Trung Quốc, cần tiêu thụ nhiều hơn, để mở rộng thị trường nội địa và ít lệ thuộc hơn vào xuất khẩu. Các nước công nghiệp châu Âu-Mỹ-Nhật cần tiết kiệm nhiều hơn, nhập khẩu ít đi, xuất cảng nhiều hơn và phải trả nợ - giảm bội chi và công trái... Sự điều chỉnh lớn lao này đòi hỏi một sự phối hợp quốc tế.

Hội nghị thượng đỉnh G-20 và IMF phải góp phần giải quyết vấn đề này. Nếu không, phản ứng bảo hộ mậu dịch sẽ gia tăng và chiến tranh mậu dịch sẽ khiến cho cả thế giới bị kiệt quệ.

Nguồn: RFI

ĐỌC THÊM