Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các công nhân khai thác dầu ngoài khơi Na Uy đe dọa đình công

Khoảng 11% công nhân khai thác dầu ngoài khơi của Na Uy đã đe dọa đình công, theo số liệu của liên đoàn lao động được Reuters trích dẫn hôm thứ Ba.

Trong số 7.500 công nhân khai thác dầu khí ngoài khơi của Na Uy, khoảng 845 người đe dọa đình công bắt đầu từ Chủ nhật nếu việc hòa giải về tiền lương với nhà nước không thành.

Theo các công đoàn Industri Energi, Lederne và Safe, cuộc đình công lớn của 845 thành viên sẽ có tác động nhỏ đến sản lượng dầu của Na Uy.

"Một cuộc đình công ban đầu sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu khí đốt của Na Uy, với tình hình hiện tại ở châu Âu", Safe cho biết hôm thứ Ba.

Các tổ chức công đoàn đang cố gắng đạt được sự cân bằng giữa các cuộc đàm phán lao động hiệu quả và yêu cầu quan trọng của châu Âu để duy trì mức dầu và khí đốt phù hợp trong khi giá đã cao ngất ngưởng.

Các công nhân làm việc ở ngoài khơi Na Uy đang hy vọng được tăng lương cao hơn mức lạm phát, cũng như các thay đổi hợp đồng khác, mặc dù chi tiết về yêu cầu của họ vẫn chưa được tiết lộ.

Trong khi các liên đoàn lao động nhấn mạnh rằng cuộc đình công của công nhân sẽ có tác động hạn chế đến sản xuất, thì công ty dầu khí quốc doanh của Na Uy, Equinor, cho biết vẫn còn quá sớm để xác định xem cuộc đình công sẽ có tác động gì đến hoạt động khai thác.

Các cuộc đình công sẽ ảnh hưởng đến 10 cơ sở lắp đặt dầu lâu dài ngoài khơi, trong đó có cơ sở lắp đặt Gudrun công suất 45.700 thùng dầu tương đương mỗi ngày.

Buổi hòa giải dự kiến ​​sẽ diễn ra vào thứ Sáu và thứ Bảy tuần này.

Căng thẳng giữa các nhà tuyển dụng và công nhân dầu khí Na Uy đã leo thang trong nhiều năm, thậm chí đã có từ trước đại dịch nhiều năm, khi các hòa giải viên do nhà nước chỉ định thường được cử đến để giải quyết các tranh chấp.

Na Uy sản xuất gần 1,8 triệu thùng/ngày trong tháng Hai, vận chuyển dầu thô đến Anh, Trung Quốc, Thụy Điển, Hà Lan và Đức. Đây cũng là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn thứ tư thế giới.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM