Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cải cách tỷ giá NDT đã gây biến động cho tiền tệ châu Á

Tờ “Tin tức Kinh tế Nhật Bản” mới đây có đăng một bài viết với tiêu đề “Tiền tệ châu Á đang đi theo đồng Nhân dân tệ (NDT)”. Bài báo này phân tích, do mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nước và khu vực tại châu Á với Trung Quốc không ngừng sâu sắn thêm, nên chính phủ các nước vừa đồng thời quan tâm đến tỷ giá đồng NDT, vừa lần lượt tăng cường chỉ đạo tỷ giá cho đồng nội tệ. Do chính phủ Trung Quốc quyết định tăng tính linh hoạt cho tỷ giá đồng NDT, nên các nhà đầu tư hầu như đều cho rằng, các nơi khác tại châu Á cũng sẽ không khoan nhượng để tiền tệ của nước mình tăng giá, do đó, một lượng vốn đầu tư lớn bắt đầu đổ vào thị trường châu Á, khiến cho tiền tệ của một số nước và khu vực này tăng giá.

Đồng Won, tiền tệ của Hàn Quốc có biên độ tăng giá lớn nhất. Hôm 21/6, mức giá chốt phiên của đồng Won là 1USD đổi 1173Won, tăng 2,5% so với cuối tuần trước đó. Mức tăng của đồng Đài tệ và đồng đô la Singapore cũng tăng lần lượt đạt 1,3% và 0,8%. Một nhân viên giao dịch ngoại tệ của Cơ quan tài chính Nhật Bản tại Hồng Kông cho biết: “Tình thế tiền tệ châu Á đang đi theo đồng NDT đã ngày càng rõ rệt”.

Một đặc điểm lớn của tiền tệ châu Á là neo chặt với đơn vị tiền tệ chủ yếu có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế của quốc gia đó. Trước khi xuất hiện khủng hoảng tiền tệ năm 1997, tiền tệ của các quốc gia châu Âu về cơ bản đi theo đồng USD, có mối quan hệ mật thiết nhất với nền kinh tế Mỹ, sau đó, lại tăng cường liên động với đồng Yên Nhật. Việc liên động giữa tiền tệ nước này với tiền tệ của các đối tác thương mại chính có thể giúp sức cạnh tranh trong ngành sản xuất của nước này tránh được những ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá.

Tuy nhiên, sau năm 2005, Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng và thay thế Nhật – Mỹ trở thành đối tượng thương mại và đầu tư quan trọng nhất thế giới. Năm 2009, thương mại của Hàn Quốc sang Trung Quốc chiếm tới 23,6% tổng mức thương mại của quốc gia này, tăng hơn rất nhiều so với con số 13% của năm 2000. Xu hướng này cũng biểu hiện khá rõ rệt tại các quốc gia và khu vực khác của châu Á. Đối với tình hình tiền tệ của các nước, việc nâng cao tính liên động với đồng NDT có ý nghĩa quan trọng trong phương diện chính sách kinh tế.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã từng khiến xuất khẩu Trung Quốc rơi vào trạng thái đình trệ. Sau mùa hè năm 2008, Trung Quốc lại một lần nữa cố định tỷ giá đồng NDT/USD ở một mức độ. Cũng giống như đồng USD, tỷ giá đồng NDT/USD đã sụt giảm mạnh. Tình hình tiền tệ của các nước châu Á và khu vực như Hàn Quốc đã phản ứng với tình hình trên. Để ngăn chặn tiền tệ của nước mình tăng giá, các nước và khu vực này quan tâm mật thiết tới chiều hướng của đồng NDT, đồng thời còn kịp thời can thiệp vào thị trường ngoại tệ. Họ lo lắng, nếu tỷ giá NDT rơi xuống mức khá thấp, thì sức cạnh tranh xuất khẩu của bản thân quốc gia họ sẽ bị ảnh hưởng.

Sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố phải tăng tính linh hoạt tỷ giá, hôm 21/6, đồng NDT trên thị trường Thượng Hải xuất hiện chiều hướng đi lên. Các nhà đầu tư châu Âu cho rằng, sau khi đồng NDT tăng giá, tình hình tiền tệ của các nước châu Á sẽ tránh được tình trạng neo chặt vào tỷ giá NDT dẫn đến tiền tệ khác mất giá, do đó, bắt đầu cho thu mua một lượng lớn tiền tệ châu Á trên thị trường ngoại tệ.

JRJ

ĐỌC THÊM