Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Chính sách kinh tế của Đức là mối đe dọa đối với châu Âu

VEN) - George Soros, nhà đầu cơ tài chính, nhà đầu tư và là nhà từ thiện nổi tiếng, đã gọi chính sách kinh tế của Đức là “mối đe dọa đối với kinh tế châu Âu”, chính sách đó “có thể phá hủy dự án châu Âu”.

Ông cho rằng, những yêu cầu của Đức đối với các đối tác cùng trong khu vực đồng euro về việc giảm thâm hụt ngân sách và nợ công xuống đến mức quy định trong Hiệp ước Maastricht, có thể dẫn tới suy thoái kinh tế và giảm phát, mà những vấn đề này có thể làm tan rã EU. “Hiện nay, những hành động của Đức vốn đang kích thích giảm phát ở châu Âu, có thể gây nên tình trạng suy thoái kéo dài, theo sau nó là quốc hữu hóa, căng thẳng xã hội và xuất hiện các cảm giác thù địch”.

“Đức hành động như thể Hiệp ước Maastricht là giới luật thiêng liêng, nhưng trong sự trung thành của mình với “sự chính thống ngân sách” nước Đức vẫn cách biệt trong cả thế giới. Chính sách của Đức là mối nguy cho châu Âu” - Soros nói khi đề cập đến hiệp định Maastricht 1992 quy định những yêu cầu đối với những thành viên tham gia vào khu vực đồng euro. Theo đó, thâm hụt ngân sách ở nước thành viên khu vực đồng euro không được vượt quá 3% GDP, và nợ công không được quá 60% GDP.

Theo ý Soros, ngay từ đầu hiệp định đã có chỗ khiếm khuyết. “Những nhà cấp tín dụng trên thế giới, nhất là Đức và Trung Quốc, cần phải đóng góp vào việc khắc phục khủng hoảng. Ngược lại, hiện nay Đức đang muốn đặt toàn bộ gánh nặng sang các nước vay nợ”. Ông cho rằng, “ổn định không chỉ là không có lạm phát, mà còn phải cả không có giảm phát nữa”. Không nên loại trừ dự án châu Âu nói chung và sự sụp đổ của đồng euro nói riêng, một điều có thể trở thành sự kiện bi hài vì khi đó châu Âu lại bắt đầu bị đe dọa bởi sự xung đột giữa các nước EU. Tuy nhiên, đã có mầm mống của sự tan vỡ tổ chức này – đó là những ý kiến trái ngược của Đức và Pháp về chính sách kinh tế hiện đã nghiêm trọng hơn 10 năm trước đây.

(RIA Novosti)

ĐỌC THÊM