Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Chính sách ngoại giao diều hâu hơn của Mỹ liệu có ảnh hưởng đến thị trường dầu?

Hôm thứ Ba 13/03, Tổng thống Trump đã thông báo rằng Giám đốc CIA Mike Pompeo sẽ thay thế Rex Tillerson trở thành Ngoại trưởng Mỹ. Tillerson thường được xem như là người ủng hộ thảo thuận hạt nhân của Iran đã được đàm phán dưới thời chính quyền của ông Obama, trong khi Tổng thống Trump và giám đốc Pompeo đã lên tiếng mong muốn chấm dứt thỏa thuận này.

Mặc dù cả Trump lẫn Pompeo đều phản đối thỏa thuận hạt nhân Iran, tuy nhiên thoả thuận này sẽ không sớm bị đảo ngược. Nhưng, Trump có thể quyết định khôi phục lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại Iran. Theo một đạo luật do Quốc hội thông qua có tên INARA, tổng thống cần phải xác nhận việc Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân mỗi 90 ngày. Mỗi 90 ngày tổng thống cũng phải quyết định xem ông có nên xác nhận việc Mỹ vẫn quan tâm đến việc chấm dứt trừng phạt đối với Iran hay không. Nếu Tổng thống quyết định rằng Mỹ không còn quan tâm việc đình chỉ các biện pháp trừng phạt đối với Iran thì xuất khẩu dầu của Iran có thể bị ảnh hưởng ngay lập tức.

Vào tháng 1 năm 2018, Tổng thống Trump đã không xác nhận bản thỏa thuận hạt nhân của Iran, có nghĩa là, theo Mỹ, Iran không tuân thủ thoả thuận này. Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn tiếp tục đình chỉ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Tuy nhiên, tổng thống cũng nói rằng ông sẽ đảm bảo rằng lệnh trừng phạt trở lại vào ngày 12 tháng 5 trừ phi Quốc hội và Liên minh châu Âu đồng ý ủng hộ những thay đổi quan trọng trong thỏa thuận hạt nhân của Iran.

Trong khi Tillerson được cho là ủng hộ việc tiếp tục đình chỉ các lệnh trừng phạt, Pompeo được cho là có thái độ diều hâu hơn trong thỏa thuận hạt nhân Iran. Thị trường dầu mỏ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu, đến ngày 12 tháng 5, chính quyền Trump quyết định khôi phục lại các biện pháp chế tài đối với Iran khi Tillerson đã ra đi? Theo phóng viên dầu mỏ cấp cao của S&P Global Platts và chuyên gia OPEC Herman Wang, việc khôi phục lại hoàn toàn lệnh trừng phạt có thể ảnh hưởng đến "một khi vực nào đó trong khoảng 400.000 đến 800.000 thùng một ngày" của dầu xuất khẩu từ Iran.

Con số này sẽ phụ thuộc vào việc liêu Liên minh châu Âu sẽ theo Mỹ hay không.

Sự biến mất đột ngột của ít nhất 400.000 thùng/ngày từ thị trường sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn. Tin tức từ Iran có xu hướng thu hút sự chú ý của giới trader, vì vậy tin tức về sự thay đổi 400.000 thùng/ngày từ Iran có thể có tác động trực tiếp lớn hơn những tin tức tương tự từ một nước OPEC khác.

Tuy nhiên, việc tăng giá sẽ là tạm thời, vì các nhà sản xuất dầu khác có thể sẽ phải lấp khoảng trống này. OPEC và các đối tác ngoài OPEC sẽ nhóm họp một tháng sau đó vào tháng 6. Khi họ gặp nhau có thể họ sẽ phê duyệt giảm bớt mức cắt giảm sản xuất.

Hầu như chắc chắn họ sẽ lấy phần xuất khẩu giảm của Iran để xem xét và có thể tăng con số sản xuất được phép cho các nước khác như Saudi Arabia, UAE và Nga. Các nhà sản xuất dầu ở Canada, Mỹ, Brazil, Anh và Na Uy cũng sẽ tăng sản xuất và xuất khẩu. Có đủ công suất dự phòng trên thị trường để bù đắp cho việc mất đi nguồn cung khoảng 400.000 thùng/ngày.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM