Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Có nên sớm kết thúc chương trình kích thích kinh tế?

Thế giới đang rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất kể từ những năm 30 thế kỷ trước mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang có chuyển biến tốt hơn nhưng không ổn định. Nếu chương trình kích thích kinh tế kết thúc sớm sẽ khiến quá trình phục hồi kinh tế gặp nhiều trở ngại.
Tổng thư ký UNCTAD Supachai Panitchpakdi: nếu chưa thoát khỏi hoàn toàn những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng mà mặc nhiên rút khỏi chương trình kích thích có thể sẽ dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế mới.  

Theo tin từ Tân Hoa xã tại Trùng Khánh, Báo cáo thương mại và phát triển năm 2010 được công bố tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) diễn ra tại Trùng Khánh đã chỉ ra, khủng hoảng tài chính lần này là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ những năm 30 thế kỷ trước. Mặc dù hiện nay kinh tế toàn cầu đang có những diễn biến tốt hơn nhưng vẫn chưa ổn định; và nếu như kết thúc quá sớm chương trình kích thích kinh tế thì quá trình phục hồi kinh tế có thể sẽ gặp trở ngại.

Để ngăn chặn tình hình ngày càng xấu đi của giảm phát và vấn đề việc làm, cần tiếp tục áp dụng các chính sách tài khóa mở rộng. 

Báo cáo cho rằng, hiện nay các nước đang phát triển đang dẫn đầu việc phục hồi kinh tế, còn quá trình phục hồi của các nước phát triển vẫn không ổn định, mất cân bằng. 

Trong cuộc khủng hoảng tài chính, Trung Quốc đã chịu tác động nghiêm trọng từ việc thị trường xuất khẩu chủ yếu, các nước phát triển đang trầm lắng. Tuy nhiên, Trung Quốc quả quyết thực hiện chính sách kích thích kinh tế kích thích nhu cầu trong nước, thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng GDP từ quý II/2009 bắt đầu phục hồi lại tốc độ tăng nhanh chóng. Tình hình tăng trưởng kinh tế của hầu hết các nước đang phát triển trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á cũng như vậy. Báo cáo cho rằng, tiếp sau Trung Quốc là Ấn Độ, Brazil. Các nước này không chỉ dẫn đầu tiến trình phục hồi kinh tế trong khu vực của mình mà cả trong phạm vi toàn cầu. 
 
Báo cáo cho biết, trong các nước phát triển lớn, nền kinh tế Mỹ trong quá trình từng bước phục đang phải đứng trước bài toán khó của 8 triệu người thất nghiệp. 

Báo cáo dự báo, năm 2011, chính quyền các tiểu bang và cấp địa phương của Mỹ sẽ thực hiện chương trình thắt chặt tài chính, do đó dẫn đến tình hình tài chính tổng thể sẽ từng bước được thắt chặt hơn nữa. Trong khi đó, thị trường nhà ở và giá nhà đất tiếp tục ảm đạm chưa vực lại cũng là nguyên nhân chính ảnh hưởng tới quá trình phục hồi kinh tế của Mỹ. Báo cáo còn cho rằng, mặc dù nhu cầu nội địa các nước khác trong EU tăng mạnh mẽ nhưng vẫn khó có thể xóa bỏ những ảnh hưởng tiêu cực do nhu cầu trong nước của nền kinh tế lớn EU- Đức quá yếu gây ra. Hiện nay, Châu Âu đã trở thành trung tâm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. 

Tổng thư ký UNCTAD Supachai Panitchpakdi trong khi thuyết trình báo cáo cho biết, hiện nay kinh tế toàn cầu phục hồi vẫn rất yếu, nếu trong trường hợp không hoàn toàn thoát khỏi những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng mà mặc nhiên rút khỏi chương trình kích thích có thể sẽ dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế mới.

Nguồn: DDDN

ĐỌC THÊM