Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Dầu có thể xuống 90 đô la nếu lạm phát vẫn đeo đẳng

Giá dầu thô có thể giảm xuống 90 USD/thùng nếu nền kinh tế của hai nước tiêu thụ lớn nhất thế giới tiếp tục vật lộn với tăng trưởng, Chủ tịch Bharat Petroleum nói với tờ Economic Times.

"Giá có thể chạm 90 USD trong hai tháng nếu Mỹ tiếp tục lạm phát và tăng trưởng thấp và Trung Quốc không thể tìm ra giải pháp cho những rắc rối kinh tế của mình. Những rắc rối kinh tế ở hai quốc gia này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu", Arun Kumar bình luận.

Tuy nhiên, đồng thời Kumar cho rằng nhu cầu dầu mỏ có thể được hỗ trợ từ giá khí đốt tự nhiên cao kỷ lục, điều này đang thúc đẩy các ngành công nghiệp chuyển sang sử dụng dầu.

Thật vậy, thành phố Munich của Đức tuần trước đã khởi động lại các cơ sở chạy bằng dầu tại hai nhà máy điện nhằm nỗ lực giảm tiêu thụ khí đốt theo kế hoạch của EC về việc cắt giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt trên toàn Liên minh châu Âu.

Tính tới ngày 1 tháng 8, khí đốt tự nhiên ở châu Âu được giao dịch ở mức trên 199 USD/MWh, thấp hơn so với mức đỉnh hồi tháng 3 năm nay, nhưng vẫn đắt đỏ đối với nhiều người tiêu dùng khí đốt.

Trong khi đó, giá dầu gần đây đã giảm bớt bởi những lo lắng về kinh tế khi nhiều nhà phân tích và chính trị gia tranh luận về việc liệu Mỹ có rơi vào suy thoái hay định nghĩa về suy thoái cần được sửa đổi. Người đoạt giải Nobel Paul Krugman cho rằng từ "suy thoái" là không thích hợp.

Tuy nhiên, nó dường như vẫn thích hợp đối với các nhà đầu tư dầu. Lo lắng về Mỹ và Trung Quốc cũng là nguyên nhân chính khiến giá dầu giảm gần đây, cùng với dự đoán về cuộc họp OPEC+ trong tuần này.

OPEC+ đã nhóm họp hôm thứ Tư tại Vienna để thảo luận về sản xuất cho tháng 9. Cuối cùng, liên minh đã quyết định tăng nhẹ mục tiêu sản xuất trong tháng 9 lên 100.000 thùng/ngày. Với tỷ lệ tuân thủ hơn 300%, OPEC+ khó có thể đạt được mục tiêu đó.

Trong khi đó, "sản lượng của Nga khó có thể sớm giảm xuống và do đó, nguồn cung dầu toàn cầu nói chung sẽ không bị ảnh hưởng trong những tháng tới", Chủ tịch Bharat Petroleum cũng lưu ý.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM