Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Dầu mỏ,xăng phát triển cùng với kinh tế,song hành với chính trị

Năm 1999, giá dầu đã là khoảng 16$/thùng.Tháng 7/2008,nó lên đến đỉnh điểm là 147$/thùng.Cuối năm,do hầu hết các nền kinh tế thế giới đều rơi vào suy thoái nên giá dầu đã giảm xuống dưới 49$/thùng,tình thế đảo ngược hoàn toàn đã khiến cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều “choáng váng” không kịp trở tay.Giá vẫn còn cao hơn nhiều so với hồi đầu thập kỉ nhưng các nước sản xuất dầu mỏ đã tái thiết lại nền kinh tế của họ nhờ vào nguồn doanh thu khổng lồ từ dầu mỏ chảy vào và nay đã phải đối mặt với sự thay đổi bất thình lình.

Nhiều nhân tố được ghi nhận qua quá trình phát triển của các nền kinh tế mới từ năm 1999 đến năm 2008,bao gồm sự tăng trưởng ngoạn mục của các nền kinh tế Trung Quốc,Ấn Độ và tình hình chính trị bất ổn lan rộng trong khu vực các nước cung cấp dầu mỏ ,bao gồm Iraq và vùng châu thổ Nigeria.Giá dầu tăng 3 con số đã vẽ lại bản đồ kinh tế và chính trị thế giới,chống lại một số quan điểm cũ về năng lượng.Các nước giàu vì dầu mỏ đã làm nên những sự gia tăng lịch sử đầy thú vị và những cơ hội mới trong khi những nhà nhập khẩu lớn – bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ,ngôi nhà dân số thứ ba thế giới – phải đương đầu với chi phí xã hội và kinh tế tăng cao.
 
Quản lý đơn hàng mới này trở thành vẫn đề trung tâm của chính trị toàn cầu.Các nước cần dầu mỏ tranh giành lẫn nhau để độc quyền các nguồn cung khan hiếm và sẵn sàng thỏa hiệp mọi giá với bất cứ chính phủ nào để đạt được mục đích.
Ở nhiều nước nghèo dầu mỏ,rất nhiều tiền,của cải tạo ra bị thất thoát vì tham nhũng,lấy đi của những nước này niềm hi vọng phát triển lớn nhất của họ.Và dầu mỏ đã giúp bảo đảm những dòng tiền đầu tư chảy từ các chính phủ nước ngoài vào mà một số nước phương tây coi đó như một mối nguy cơ mới.
 
Các nước như  Nga,Venezuala và Iran đã giàu nhờ vào doanh thu dầu mỏ tăng,chúng ta thấy rõ sự thay đổi này được phản ánh trong chính sách đối ngoại mới khá cứng rắn.Nhưng một số nước không ngờ lại gặt hái được nhiều lợi nhuận cũng như là lợi về chi phí từ các mức giá cao.Lấy nước Đức làm ví dụ.Mặc dù nước này hầu như là nhập khẩu dầu mỏ toàn bộ,nhưng họ làm ăn phát đạt nhờ vào thương mại rộng với Nga và Trung Đông đang trong thời kì đỉnh cao.Xuất khẩu của Đức sang Nga đã tăng trưởng đến 128% từ năm 2001 đến năm 2006.
 
Giá gas cao trở thành một vấn đề quan trọng trong chiến dịch bầu cử.Thượng nghị sĩ John MacCain lấy ngành năng lượng làm tâm điểm,đề xuất ngưng đánh thuế gas trong mùa hè.Ông cũng tha thiết kêu gọi mở rộng khai thác dầu trong nước trong khi đối thủ của ông,Barack Obama,nhấn mạnh đến sự cần thiết của các nguồn năng lượng thay thế.
 
Giá tăng khiến các nhà sản xuất ô tô gặp khó khăn vì doanh thu của các loại xe tải mà đã từng là loại sản phẩm mang lại lợi nhuận nhiều nhất đã giảm nghiêm trọng.Lượng xe luân chuyển trong hệ thống giao thông vận tải khổng lồ theo báo cáo đã giảm mạnh.Do giá cả giảm,câu hỏi đặt ra là OPEC và các hãng sản xuất xe hơi có thể làm thay đổi những tình huống này không vì họ đã ở trong tình trạng suy thoái từ trước hay liệu họ có tìm ra được một giải pháp nào không.
 
Các nước thành viên tổ chức xuất khẩu dầu mỏ đã giảm sản lượng ba lần trong vòng ba tháng để cố tạo ra mức giá sàn trong thị trường.Sự cắt giảm đã lên đến tổng cộng là 4.2 triệu thùng dầu/ngày hay gần 12% công suất của họ,một kỉ lục trong một thời gian ngắn như thế.
 
Trong lúc suy thoái kinh tế lan rộng,giá dầu giảm là một tin tốt lành khá hiếm hoi đối với người tiêu dùng.Giá xăng đã giảm 1.66$/gallon hồi lễ giáng sinh từ mức đỉnh điểm là 4.11$ do kinh tế Mỹ đình đốn,các dự án xây dựng bị ngưng trệ và nhu cầu thế giới yếu.Với mức giảm như trên,đổ đầy một thùng xăng 15 gallon chỉ tốn khoảng 25$ so với 60$ trong mùa hè năm ngoái.  
 

ĐỌC THÊM