Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Đồng Rúp Nga “ngã nhào” xuống đáy hơn 1 năm vì giá dầu

 Đồng tiền của Nga chạm đáy nhiều tháng sau khi giá dầu thô rớt 3,2% trên thị trường toàn cầu.


Khí đốt và dầu thô chiếm đến hơn một nửa nguồn thu ngân sách của Nga, do đó giá năng lượng trượt dốc tạo áp lực lên giá trị đồng ruble. Ảnh: Washington Post

Đồng ruble của Nga rớt xuống mức 81,179 đổi một 1 USD cuối phiên giao dịch ngày 20/1 trên sàn Moscow Exchange. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 12/2014.

Giữa phiên, có thời điểm tỷ giá tăng lên mức cao nhất lịch sử tại 81,98RUB/USD.


Đồng ruble liên tục mất giá so với đồng USD từ đầu năm tới nay. Biểu đồ: Yahoo Finance

So với đồng tiền chung, bản tệ của Nga cũng lao xuống mức 88,14 ruble đổi 1 euro, chạm đáy kể từ tháng 12/2014.

Tình hình đồng ruble mất giá đã buộc Hiệp hội ngân hàng Nga phải viết “tâm thư” gửi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Elvira Nabiullina.

Qua đó, các chuyên gia tài chính đã khẩn thiết đề nghị cơ quan này tính toán các thông số kỹ thuật và xem xét áp dụng biện pháp khẩn cấp. Mục đích là để giảm bớt tác động của đồng ruble sụt giá lên sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Chốt phiên thứ Tư, giá dầu Brent giao tháng Ba giảm 91 cent, tương đương 3,2%, xuống 27,87USD/thùng trên sàn ICE Futures Europe. Đây là mức thấp nhất kể từ 24/11/2003.

Giá dầu đã giảm liên tục kể từ mùa hè năm 2014. Việc Iran được dỡ bỏ lệnh cấm vận trong tháng Một đã tăng tốc đà suy sụt.

Khí đốt và dầu thô chiếm đến hơn một nửa nguồn thu ngân sách của Nga, do đó giá năng lượng trượt dốc tạo áp lực lên giá trị đồng ruble.

Moscow đã buộc phải cắt giảm chi tiêu công, thậm chí điều chỉnh lại dự báo kinh tế vĩ mô cho năm 2016. Hiện Nga lấy mức giá dầu tại 50USD/thùng cho ngân sách 2016, trong khi nhiều cơ quan phân tích dự đoán giá dầu đang hướng tới mốc 20USD/thùng.

Trong báo cáo được công bố vào ngày 19/1, Quỹ tiền tệ quốc tế cảnh báo kinh tế Trung Quốc giảm tốc khiến nhu cầu năng lượng sụt giảm, từ đó sẽ gia tăng gánh nặng lên giá dầu thô.

Nguồn thu từ xuất khẩu nhiên liệu bị hao hụt mạnh, cộng với bất ổn chính trị có thể đe dọa đến nền kinh tế vốn gặp nhiều bất trắc như Nga.

Trong khi đó, Cơ quan năng lượng quốc tế IEA thì cảnh báo thế giới có thể “ngập trong nguồn cung dầu dư thừa” vào năm 2016. Lượng dầu lưu kho trên toàn cầu có thể tăng thêm 285 triệu thùng trong năm nay, sau khi tăng 1 tỷ thùng trong năm 2015, khiến con người phải tính toán đến việc chứa dầu ngoài biển.

Nguồn tin:BizLIVE

ĐỌC THÊM